Về thăm ngôi đền thờ người anh hùng với câu nói nổi tiếng “đánh Tây”

Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của Nguyễn Trung Trực đã trở nên bất hủ. Tuy nhiên, ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc này thì không phải ai cũng biết.

Hy sinh ở tuổi 30

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch sinh năm 1838 tại tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Nguyên quán gốc của Nguyễn Trung Trực là ở đất võ Bình Định. Khi chiến tranh Tây Sơn bắt đầu, gia đình của Nguyễn Trung Trực chạy vào Nam định cư tại tỉnh Long An và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng sông Vàm Cỏ Đông.

{keywords}
Toàn cảnh đền thờ Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá, Kiên Giang. Ảnh: Nam Phương

Nguyễn Trung Trực được học văn võ tại Bảo Định, Định Tường nên năm 1858 ông đoạt giải quán quân võ đài Cai Tài, Phủ Lý và Tân An. Các môn phái võ đài đều tôn Nguyễn Trung Trực làm thủ lĩnh Dân quân tham gia đánh giặc. Tháng 2/1859, khi quân Pháp mở cuộc tấn công thành Gia Định. Vốn là thủ lĩnh của nhiều võ đài, Nguyễn Trung Trực vô cùng sốt sắng tham gia vào đội ngũ lính đi chiến đấu và còn chiêu mộ nhiều nông dân khác cùng tòng quân để gìn giữ Đại Đồn Chí Hòa.

Cuộc đời Nguyễn Trung Trực nói chung và sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với 2 hai chiến công nổi bật.Một, ngày 12/4/1961, Nguyễn Trung Trực chỉ huy đốt tàu L’Esperance của Pháp án ngữ tại vàm Nhật Tảo. Trong cuộc tấn công này, ông đã diệt 17 lính Pháp và 20 lính khố xanh. Đầu năm 1867, Nguyễn Trung Trực được phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên. Tuy nhiên, khi ông chưa đến nơi thì Hà Tiên đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24/6/1867.

{keywords}
Trước chánh điện đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Nam Phương

Với tinh thần quyết tử, ông không lùi quân ra Bình Thuận như lệnh của triều đình nhà Nguyễn mà lập mật khu ở Sân chim ( Kiên Giang) để kháng Pháp. Sáng 1/6/1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân đánh úp đồn Kiên Giang do trung úy Sauterne chỉ huy, tiêu diệt 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính khố xanh, thu về trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền. Ngày 21/6/1868, Pháp phản công, Nguyễn Trung Trực phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc.

Ngày 27/10/1868, sau khi bị bắt nhà cầm quyền Pháp cho người hành hình ông. Nguyễn Trung Trực hưởng dương khoảng 30 tuổi, nhưng để lại cho đời bao tiếng thơm lưu truyền hậu thế.

{keywords}
Chánh điện đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Nam Phương

Giữ trọn khí tiết người nước Nam

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém ngày 27/10/1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi hay cá ông). Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do dân chài dựng nên bên dòng sông Kiên (phía trước mặt) và rạch Lăng Ông phía bên trái. Đáng chú ý, ngôi đền chỉ cách Biển Tây Nam 100m.

{keywords}
Mộ anh hùng Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Nam Phương

Qua lần sửa chữa vào năm 1881, 1964, ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc đã khang trang hơn như hiện tại. Điều đặc biệt toàn bộ kinh phí xây dựng đền đều do nhân dân đóng góp. Hiện đền (hay còn gọi là đình thần Nguyễn Trung Trực hay Đền thờ Nguyễn Trung Trực) tọa lạc ở phía Tây trung tâm thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Đây cũng chính là ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực sớm nhất và lớn nhất trong số chín ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Còn theo thống kê chưa đầy đủ, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực còn được thờ chính trong nhiều ngôi đình (hay đền) ở Tây Nam Bộ như: Đình Long Giang (huyện Chợ Mới), Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn) tỉnh An Giang; Đình Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang); Đình Long Phú, An Lạc (huyện Kế Sách) và Phú Lộc (huyện Thạnh Trị) của tỉnh Sóc Trăng; Đình An Hòa (huyện Giá Rai) của tỉnh Bạc Liêu.

{keywords}
Phía ngoài đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực, phía trước là dòng sông Kiên. Ảnh: Nam Phương

Ngày nay, cứ đến tháng 8 Âm lịch, du khách thập phương lại tụ hội về đền thờ Nguyễn Trung Trực. Ai cũng mong muốn được thắp nén hương thơm để bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người đã truyền nhiều cảm hứng cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, một trong những đại diện tiêu biểu của phong tào Cần Vương và đồng thời khẳng định tấm lòng yêu nước vĩ đại của người Việt từ bao đời qua.

Nam Phương

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !