Vào vườn mắc ca: Dân Tây Nguyên mòi mỏi trông chờ "nữ hoàng" ra trái (Bài 2)

Dù có những thành công bước đầu, mang lại niềm vui cho nhiều người nhưng mắc ca cũng khiến không ít hộ dân ở một số nơi đứng ngồi không yên vì sau nhiều năm trồng nhưng không có trái hoặc ít trái.

Theo các chuyên gia nguyên nhân chủ yếu khiến mắc ca ít trái là do chất lương giống.

Mỏi mòn chờ mắc ca ra trái

Tây Nguyên vốn nổi tiếng xưa nay với các loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng…Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã xuất hiện thêm một loài cây mới cũng có vị thế không kém với tên gọi mĩ miều “nữ hoàng quả khô”, tức cây mắc ca.

Nếu giống cây tốt thường cho quả sai như thế này

Trên thị trường các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện nay, giá hạt mắc ca thô giao động tự 80-100 ngàn/kg.

Như vậy, cây mắc ca mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, có thể sánh ngang với các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu…giúp bà con cải thiện đời sống kinh tế.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai trồng mắc ca cũng hái được trái ngọt. Có không ít nông hộ lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì vườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái.

Đơn cử như trường hợp của anh Phạm Văn Thường (thôn 6, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), từ năm 2013-2014, gia đình anh đã đầu tư vốn để mua giống trồng gần 1.600 cây mắc ca trên diện tích khoảng 6 ha. Thế nhưng, hiện nay gia đình anh vẫn thấp thỏm lo âu vì vườn cây chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Theo anh Thường, năm ngoái gia đình anh thu bói được 3 tạ hạt mắc ca, bán khoảng 75.000 đồng/kg thu về 20 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay có khoảng 40% số cây trong vườn của anh không đậu trái.

Ngoài những trường hợp như gia đình anh Thường, còn có một số hộ tại Đắk Lắk và Đắk Nông trồng mắc ca nhưng cho năng suất thấp, vườn cây còi cọc, phát triển kém.

Theo các đánh giá chuyên môn, sở dĩ, vườn mắc ca của một số hộ dân không có trái hoặc kém chất lượng vì nhiều lý do khách quan khác nhau.

Trong đó, việc bà con mua phải cây giống trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng, không tìm hiểu kĩ đặc tính của cây, thổ nhưỡng, khí hậu, không chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật là những nguyên nhân chủ yếu.

Khốn khổ vì “ma trận” cây giống

Chính vì chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả của cây mắc ca nên các chuyên gia khuyến cáo người dân nên trồng xen canh các loại cây khác vào trong diện tích mắc ca.

Theo tìm hiểu của PV Infonet, hiện tại Đắk Lắk và Đắk Nông có rất nhiều điểm bán giống mắc ca. Điểm bán giống mắc ca nhiều nhất vẫn là đường Nguyễn Lương Bằng (TP. Buôn Ma Thuột).

Tại đây, có hàng chục vườn ươm bán mắc ca với khoảng 20 giống mắc ca như OC, 246, 816, 900 H2, A38, A16… khiến bà con dễ rơi vào “ma trận” cây giống.

Khi nhu cầu tìm giống mắc ca tăng lên, nhiều vườn ươm cây giống đã nắm bắt được tình hình và nhanh chóng cấy ghép, nhân giống mắc ca để bán kiếm lời. Tuy nhiên, phần lớn các nhà vườn tự ươm hạt hoặc chiết từ những cành không đảm bảo chất lượng khiến không ít nông hộ phải khốn khó.

Để tránh rủi ro, cơ quan chức năng các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đã khuyến cáo bà con không nên tự ý đi mua giống, không nên phát triển ồ ạt mà phải cận trọng khi phát triển cây mắc ca.

Đặc biệt, bà con phải hạn chế trồng thuần (tức chỉ trồng mỗi mắc ca) mà nên trồng xen canh với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày như cà phê, bơ, sầu riêng...

Theo anh Trần Văn Tâm-Chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông), mỗi giống mắc ca lại phù hợp với mỗi vùng, miền, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Do đó, trước khi chọn giống, bà con nên tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn tại địa phương, đồng thời phải tìm hiểu thực tế ở những trang trại, nương rẫy gần khu vực mình canh tác để có những lựa chọn chính xác nhất.

Cũng theo anh Tâm, hiện các giống mắc ca được đánh giá có chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Tuy Đức và cho trái nhiều là dòng OC và 695.

“Hiện giờ chưa có đánh giá, phân tích cụ thể nào về việc giống nào hợp với đất nào. Bởi lẽ, diện tích mắc ca được trồng ở Tuy Đức chủ yếu từ 2012-2014 nên chưa cho thu nhập chính thức. Thông thường, cây mắc ca phải mất từ 7-8 năm mới bắt đầu cho thu nhập chính thức”, vị chuyên viên chia sẻ.

Mắc ca là loài cây lâm nghiệp đa mục đích, ngoài việc chống xói mòn, tăng độ che phủ, cân bằng hệ sinh thái… loài cây này còn mang lại hiệu quả kinh tế khá triển vọng.

Tại Tây Nguyên hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng mắc ca nhiều nhất, kế đó là Đắk Nông (khoảng 800 ha) và Đắk Lắk (khoảng 760 ha).

(còn tiếp)

Kỳ 1: Cây "tỉ đô" ở Tây Nguyên giờ ra sao: Vào vườn mắc ca "tính tiền" cùng nông dân

Trần Nhân-Hải Dương

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.