Tự hào bánh mì Việt Nam - món ăn đường phố từng được vinh danh khắp thế giới

Chưa từng thấy ở bất kỳ đâu, một món ăn đường phố bình dân lại được cả thế giới gọi tên và trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của đất nước như bánh mì Việt Nam.

Có mặt từ rất sớm (vào khoảng thế kỷ 19) lúc người phương Tây đặt chân đến Việt Nam, bánh mì khi đó chỉ đơn giản là bản sao của những chiếc bánh mì Pháp, Ý,... Trải qua gần 2 thế kỷ tồn tại và len lỏi vào tận những con ngõ nhỏ nhất tại Việt Nam, bánh mì thịt (hay còn gọi là bánh mì Việt Nam) trở thành nét đẹp văn hóa đối với cả giới thượng lưu hay người dân lao động nghèo.

Bên cạnh một bát Phở - món ăn quốc hồn quốc túy xứ Việt, bánh mì nổi lên mà không hề mang theo bất cứ sự màu mè. Dù là ở đâu trên khắp đất nước Việt Nam cũng dễ dàng tìm thấy một nơi bán món ăn này, từ đơn sơ nhất đến sang trọng nhất. 

Tờ The Guardian phát hành tháng 12/2012 đã dành những dòng hoa mỹ nhất tặng cho món ăn đường phố Việt Nam: "Một bí mật ít được biết đến là bánh sandwich (bánh mì kẹp) ngon nhất thế giới không được tìm thấy ở Rome, Copenhagen hay thậm chí ở New York, mà là trên các đường phố Việt Nam". Bánh mì Việt Nam từ đó trở thành món ăn mà bất kể ai một lần đến đất nước hình chữ S đều mong muốn được nếm thử.

Nguồn gốc bánh mì rất Tây nhưng ăn vào lại rất Việt Nam, rất phương Đông

Nữ đầu bếp Theign Yie Phan với niềm đam mê cùng món bánh mì Việt

Điểm đặc biệt làm nên tên tuổi của bánh mì Việt Nam chính là sự hài hòa hương vị lẫn màu sắc. Nữ đầu bếp Theign Yie Phan từng chia sẻ, cô phải ngăn mình khỏi việc ăn bánh mì suốt cả tuần. 

"Đây là một loại sandwich (bánh mì kẹp) cân bằng tất cả mọi hương vị lẫn kết cấu. Ở món ăn, ta tìm thấy một chiếc bánh mì nóng giòn cùng sự đa dạng của các loại thịt nguội, tiếp đó là vị chua từ dưa chua" 

Theo ghi nhận thì bánh mì xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ 19, khi người phương Tây đặt chân đến Sài Gòn, lúc đó, bánh mì vẫn còn giữ nguyên hình dáng của ổ baguett Pháp.

Tính từ thời điểm đó đến nay, thật không ngoa khi nói rằng bánh mì đã đi cùng chiều dài lịch sử đất nước, đặc biệt là phản ánh chặng đường thay đổi cuộc sống sinh hoạt của người dân miền Nam.

Món bánh mì có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 19, trải qua thời gian dài mới dần hoàn thiện như ngày nay

Khác hẳn với các quốc gia Đông Nam Á luôn được ngợi ca vì đặc sản cơm hoặc các loại mì, bún gạo thì Việt Nam lại có một nhân tố đặc biệt, món ăn bánh mì nghe rất phương Tây nhưng thật ra lại mang đậm hương sắc của đất nước châu Á.

Được biết, khi Pháp đến miền Nam Việt Nam, họ đã mang theo bánh mì để làm lương thực. "Họ (những người gốc Hoa) được thuê làm đầu bếp và chuẩn bị thức ăn cho người Pháp", theo Peter Cuong Franklin - vị đầu bếp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm thực Pháp tại Việt Nam.

Những người này theo thời gian không còn chuẩn bị bánh mì riêng cho người Pháp mà họ bắt đầu cải tiến để có thể kết hợp nhiều hương vị phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.

Đầu bếp Peter Cuong Franklin 

Đến những năm 1950, người dân Việt Nam nảy ra ý tưởng "nén" những thứ thực phẩm tưởng chừng không liên quan đến nhau để tạo thành một ổ bánh mì kẹp thịt hoàn chỉnh như ngày nay.

Ở mỗi vùng khác nhau trên đất nước Việt Nam, chiếc bánh mì lại mang những đặc điểm riêng, ví như ở phía Bắc, người ta tìm thấy việc "nén" nguyên liệu đơn giản hơn bản gốc ở phía Nam. Hay như ở miền Trung, nổi bật là Hội An thì nguyên liệu thịt được sử dụng chủ yếu.

Từ ổ bánh mì bình dân xứ Việt đã "phủ sóng" đến những nơi khác trên thế giới

Theo tư liệu được ghi nhận trên tờ South China Morning Post, ngày nay có hơn 1.3 triệu người Việt Nam sinh sống ở Mỹ và những thức ăn truyền thống của xứ Việt như bánh mì, phở,... đều được biết đến rộng rãi và yêu thích bởi người bản xứ phương Tây.

Nữ đầu bếp Phan chia sẻ thêm, mặc dù cô là người Đông Nam Á nhưng mãi đến khi sang Mỹ du học, cô mới tìm hiểu về ẩm thực đường phố Việt Nam: 

"Ở Mỹ, mỗi một trường đại học trong thị trấn đều có các xe thức ăn đường phố và một trong số những cửa hàng đó luôn phục vụ món ăn mang tên 'Banh mi'. Tôi nhớ trong suốt mùa đông lạnh giá ở Wisconsin (Mỹ), tôi đã đi bộ đến lớp và tiện mua một ổ bánh mì trong những cửa hàng này" - Phan chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ với chiếc bánh mì Việt Nam.

Nếu giá của một ổ bánh mì tại Việt Nam chỉ dao động từ mười ngàn đến vài chục ngàn đồng thì Phan cho biết tại Mỹ, ổ bánh mì trên các xe đẩy có giá 1 đô la (tương đương 23.000 VNĐ). Thậm chí, đầu bếp Franklin tiết lộ, ông từng bán một chiếc bánh mì kẹp thịt Việt Nam với giá 100 đô la (tương đương 2.3 triệu VNĐ) nhờ những nguyên liệu đắt tiền trong đó.

2 cửa hàng bán bánh mì Việt Nam tại Hàn Quốc và Nhật Bản

Tại Hồng Kông, Phan cho biết một ngày có khoảng 90 ổ bánh mì kẹp truyền thống Việt Nam được bán đi. Ngoài ra, thương hiệu bánh mì Phượng nức tiếng ở Hội An cũng được lan rộng đến hàn Quốc.

Một du học sinh tại Hàn đã chụp lại hình ảnh chiếc bánh mì Việt Nam cùng chia sẻ: "Hạnh phúc của một du học sinh khi thấy ẩm thực quê nhà tại Seoul". Hay tại Nhật Bản cũng xuất hiện một loạt cửa hiệu thức ăn Việt có bày bán món bánh mì trứ danh này.

Những lần bánh mì Việt Nam được vinh danh trên "bản đồ ẩm thực" thế giới

Tháng 3/2011, từ "Bánh mì" mang ý nghĩa danh từ chỉ món bánh mì kẹp thịt của người Việt Nam được bổ sung vào từ điển ngôn ngữ Oxford. Năm 2013, bánh mì việt Nam tiếp tục được tạp chí National Geographic bình chọn là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.  

Và món ăn này cũng từng đứng đầu danh sách 12 món ăn đường phố do tạp chí du lịch Mỹ - Conde' Nast Traveler bầu chọn.

Quyển sách về bánh mì Việt Nam được NPR công nhận là công thức dạy nấu ăn tốt nhất năm 2014

Năm 2014, tác giả Andrea Nguyen xuất bản quyển sách mang tên "The Banh Mi Handbook: Recipes for Carzy-Delicious Vietnamese Sandwiches" và được National Phublic Radio (viết tắt là NPR) công nhận là một trong những bí quyết dạy nấu ăn tốt nhất của năm.

Cùng năm này, bánh mì Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí khi được tạp chí Huffington Post bầu chọn là top 20 món ăn đường phố tuyệt vời nhất.

Ngay cả những trang ẩm thực, tạp chí có tiếng trên thế giới như Traveller, Liên minh Kỷ lục Thế giới Wordkings cũng vinh danh bánh mì Việt Nam là một trong những món ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới. Phóng viên của BBC từng nhận xét bánh mì Việt Nam là "ngon nhất trên đời". Và năm 2018, trang tin CNN đã dành sự quan tâm đặc biệt cho bánh mì ở Hội An khi gọi đây là "vua của các loại sandwich (bánh mì kẹp) trên thế giới".

Thủ tướng Úc cùng đầu bếp của mình mua bánh mì tại một xe đẩy ở Đà Nẵng
Đầu bếp lừng danh Anthony Bourdain thưởng thức món bánh mì Việt Nam 

Vị đầu bếp quá cố nổi tiếng - Anthony Bourdain từng đưa ra lời khen ngợi với bánh mì Việt Nam là một món ăn dân dã nhưng có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Tháng 11/2017, Thủ tướng Úc - Malcolm Turnbull cùng vị đầu bếp người Úc gốc Việt - Luke Nguyen đã tìm đến một xe bánh mì bình dân trên vỉa hè thành phố Đà Nẵng để nếm thử món ăn đường phố này.

H'Hen Niê với trang phục "Bánh mì" trong đấu trường nhan sắc lớn nhất thế giới

Mới đây, trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2018, người đẹp H'Hen Niê đại diện cho Việt Nam đã xuất hiện trong vòng thi quốc phục với trang phục mang tên "Bánh mì Việt Nam". Điều này một lần nữa khẳng định niềm tự hào của người dân xứ Việt đối với món bánh mì bình dị nổi tiếng này. 

Thiên Trúc

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !