Vấn đề nóng trong đời sống xã hội

Nhắc tới khái niệm đạo đức báo chí, các nhà quản lý, nhà báo, doanh nghiệp.. đều chung nhận định đây là một vấn đề nóng trong đời sống xã hội hiện nay, dù rằng mỗi người đều có những góc nhìn khác nhau về vấn đề này.

 Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), Báo Bưu điện Việt Nam xin giới thiệu với quý vị độc giả một số ý kiến đánh giá, nhìn nhận về câu chuyện đạo đức báo chí trong kỷ nguyên số hóa.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnam Plus:

Nhức nhối vấn đề đạo đức nghề nghiệp

Vấn đề nóng trong đời sống xã hội - ảnh 1

Báo chí là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt dựa trên niềm tin. Độc giả tin tưởng báo chí thì mới mua báo, mới bật kênh truyền hình hay radio, dù là kênh miễn phí hay kênh trả tiền. Nhưng có một thực tế hiện nay là nhiều độc giả không còn tin tưởng vào báo chí nữa, một phần do xu hướng quay sang thông tin “thô” trên Internet, cho rằng người dùng hiện này đủ thông minh để phân tích, không cần qua “bộ lọc” của nhà báo và không thích đọc nội dung đã được biên tập. Một lý do nữa là trên báo chí, đặc biệt trên báo điện tử, có quá nhiều lỗi sai, thậm chí có cả thông tin sai sự thực. Điều này xảy ra với cả báo chí nước ngoài lẫn báo chí ở Việt Nam.

Trên một bộ phận báo chí trong nước, tình trạng này khá nghiêm trọng. Tình trạng “câu view” khiến một số bài viết tập trung vào những chủ đề gây sốc, và khi hết chuyện gây sốc rồi thì người ta bịa ra. Cũng đã có không ít trường hợp lợi dụng uy tín của báo chí để tống tiền doanh nghiệp, dọa nạt để hưởng ưu đãi bất động sản, ép buộc trả tiền quảng cáo hoặc đăng tin bài. Các cơ quan chức năng đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc như vậy. Có trường hợp thuần túy do động cơ cá nhân, nhưng có những vụ việc chính là chủ trương của tòa soạn. Đó là chưa kể đến những trang thông tin điện tử không được phép sản xuất thông tin nhưng cũng tổ chức “đánh đập” doanh nghiệp hoặc cá nhân để trục lợi. Tình trạng xâm phạm bản quyền báo chí cũng là một vấn đề nhức nhối, và đây cũng chính là vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Nhiều nhà nghiên cứu thường chỉ ra nguyên nhân khách quan là cuộc chạy đua với mạng xã hội và những nguồn thông tin khác trên Internet. Đây quả thực là một nguyên nhân quan trọng. Báo in vốn đi theo một quy trình sản xuất thông tin nghiêm ngặt, nhưng cuộc đua trên báo điện tử nhiều khi đẩy các nhà báo đến chỗ hy sinh một số nguyên tắc bất di bất dịch của báo chí – là sự thật, là tính công bằng và cân bằng. 

Khó khăn về tài chính đối với các loại hình báo chí truyền thống cũng có thể là một lý do. Doanh thu quảng cáo trên báo in cũng như chỉ số phát hành ngày càng giảm, nhiều kênh truyền hình cũng đang lâm phải tình trạng này. Và khi khó khăn thì các cơ quan báo chí tính cách xoay xở. Trong khi một số cơ quan tìm cách đổi mới để tăng nguồn thu thì một số cơ quan khác lại chọn cách làm phi đạo đức. Mỗi lần một sự việc như vậy được phơi bày thì niềm tin của độc giả với báo chí lại giảm đi phần nào. Người ta không chỉ giảm niềm tin với tờ báo dính bê bối, mà cả với làng báo nói chung.

Nhưng một nguyên nhân quan trọng hơn là quy trình kiểm soát tòa soạn lỏng lẻo và không chú trọng về đạo đức nghề nghiệp trong khi đào tạo các kỹ năng chuyên môn. Các báo ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt, phải ra nhiều sản phẩm hơn, phải tìm ra những cách thức tạo nguồn doanh thu mới, phải tuyển dụng ồ ạt nhân viên trẻ… nhưng lại không áp dụng chặt chẽ những quy định về tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Để khắc phục những bất cập hiện nay thì cách khả thi nhất chính là tập trung vào khâu đào tạo chuyên môn, bao gồm cả đào tạo về đạo đức nhà báo. Lãnh đạo các tờ báo cũng phải chú trọng công tác đào tạo để đảm bảo nhân viên đều là những nhà báo chuyên nghiệp. Một nhà báo chuyên nghiệp sẽ là một nhà báo có đạo đức, và những nhà báo chuyên nghiệp sẽ tạo nên một tờ báo chuyên nghiệp mà độc giả có thể tin tưởng.

Ông Ngô Huy Toàn, Trưởng Phòng thanh tra Báo chí – Xuất bản, Thanh tra Bộ TT&TT:

Cần siết chặt hơn quy định về đạo đức báo chí

Vấn đề nóng trong đời sống xã hội - ảnh 2

Đạo đức nghề nghiệp đối với bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nào cũng đều quan trọng. Nhưng với lĩnh vực báo chí thì đạo đức nghề nghiệp càng trở nên quan trọng hơn, bởi đằng sau mỗi tác phẩm báo chí, mỗi con chữ đôi khi là cả cuộc sống, sự nghiệp của một con người, số phận của một doanh nghiệp, đòi hỏi trách nhiệm rất cao của người làm báo.

Đối với báo chí cách mạng Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp luôn luôn được coi trọng. Rất nhiều phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí đã thể hiện rất rõ tinh thần, trách nhiệm của mình trước xã hội, trước con người. Không chỉ phát hiện, thông tin kịp thời những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, đáp ứng quyền được thông tin của người dân, các tác phẩm báo chí còn luôn thể hiện sự trung thực, khách quan, công bằng và nhân văn.

Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn cá biệt có những nhà báo, phóng viên đã thực hiện chưa tốt những quy định của pháp luật, quy định của nghề nghiệp, có vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Có những sai phạm do khách quan, nhưng cũng có sai phạm do chủ quan. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, có tình trạng một số nhà báo, phóng viên bằng lợi thế nghề nghiệp của mình đã gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp, thậm chí đẩy doanh nghiệp vào hoàn cảnh bi đát. Có trường hợp, do sai sót về nghiệp vụ, đạo đức báo chí, đã đẩy  cá nhân vào bế tắc, phải chịu hậu quả rất lớn, có thể đeo đẳng họ suốt cả cuộc đời.

Dư luận thời gian gần đây còn cho rằng một số nhà báo, phóng viên liên kết với nhau với mục đích “đánh đấm”, “đánh” doanh nghiệp vì vụ lợi cá nhân để kiếm tiền, thậm chí thông qua những hình thức tinh vi như giành hợp đồng hợp tác truyền thông, hợp đồng quảng cáo... Đó là những dấu hiệu rất đáng buồn, cho thấy đạo đức nghề nghiệp cần thiết phải được quán triệt sâu rộng hơn nữa, phải làm chặt chẽ hơn nữa. Một vài cá nhân có những biểu hiện vi phạm cũng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng đối với báo chí, đến uy tín của những người làm báo chân chính.

Ông Mai Phan Lợi, Quản trị Diễn đàn Nhà báo trẻ:

Đạo đức nghề nghiệp – nội dung khá nóng bỏng

Vấn đề nóng trong đời sống xã hội - ảnh 3

Tôi chia sẻ và đồng tình với cuộc sinh hoạt nghiệp vụ về vấn đề đạo đức nghề nghiệp mà Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam khởi xướng, bởi vì đây là những nội dung khá nóng bỏng trên Diễn đàn Nhà báo trẻ thời gian gần đây.

Những vấn đề liên quan đến đạo đức báo chí, như tình trạng giật title câu view sai lệch bản chất thông tin, cố ý khoét sâu các thông tin đời tư, sex, cướp, giết, hiếp... và thậm chí sử dụng báo chí như công cụ trục lợi cá nhân nóng trên Diễn đàn Nhà báo trẻ đến mức không ngày nào không có các tranh luận về việc này. Đến mức cao nhất là các thành viên bỏ phiếu bầu Kền Kền, cơ quan quản lý nhà nước xử phạt số tiền lớn, có trường hợp đình bản..., nhưng tình trạng vi phạm vẫn chưa chấm dứt.

Có tình trạng này là vì hầu hết các toà .báo chưa xây dựng cho mình các bản quy tắc tác nghiệp (hay còn gọi là quy chuẩn ứng xử). Theo nghiên cứu của chúng tôi, mới có VTV và Báo Pháp luật TP.HCM ban hành quy chuẩn này. Trong khi đó, luật pháp, chế tài hành chính về hoạt động báo chí còn khá chung chung, chưa (và sẽ không) thể bao quát hết mọi mặt, mọi ngóc ngách tác nghiệp của nhà báo. Cạnh đó, một số lãnh đạo báo chí chưa gương mẫu, thậm chí “bật đèn xanh” cho các “tác nghiệp Kền Kền” như vậy, khiến cho tình trạng xâm phạm đạo đức báo chí chậm bị ngăn chặn, cái nhìn của xã hội về một bộ phận báo chí bị thiên lệch.

Để giải quyết tình trạng này một cách bài bản, theo tôi cần có khảo sát, nghiên cứu, đánh giá trên diện rộng nhằm nhận diện, chỉ rõ nguyên nhân, đề xuất khuyến nghị cụ thể về tình trạng xâm phạm đạo đức báo chí. Tiếp đó, cần có các hội thảo tư vấn, định hướng và thậm chí trực tiếp hỗ trợ các cơ quan báo chí xây dựng các bản quy tắc của riêng mình, dựa trên chính sự tự giác của các nhà báo trong cơ quan báo chí.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng chỉ có sự tự giác và đồng thuận từ chính các phóng viên, nhà báo thì nguyên tắc đạo đức mới có cơ hội được thực hiện. Và đấy là kinh nghiệm rất lớn, là nguyên tắc cao nhất mà Diễn đàn Nhà báo trẻ đang thực hiện.

Bà Vũ Hạnh, Báo điện tử VOV:

Không thể chấp nhận việc đưa tin thất thiệt

Vấn đề nóng trong đời sống xã hội - ảnh 4

Báo điện tử đang trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các phương tiện truyền thông đại chúng khác và đặc biệt là cuộc cạnh tranh sống còn với mạng xã hội. Áp lực phải đưa tin thật nhanh chóng đã khiến nhiều tờ báo đăng tải những thông tin chưa hề được kiểm chứng. Với mạng xã hội, vẫn còn nhiều cá nhân đưa ra tin đồn thất thiệt vì mục đích nào đó. Nhưng với báo chí thì việc đưa tin tức thất thiệt là điều cấm kỵ và không thể chấp nhận được. Nếu một cơ quan báo chí đưa tin thiếu xác thực, trước sau gì cũng sẽ rất nhanh nổi tiếng và cũng nhanh chóng bị quên lãng vì công chúng không còn niềm tin.

Với chức năng thông tin, định hướng dư luận xã hội của mình, nhà báo không thể “chộp” ngay thông tin nào đó để đưa lên trang báo của mình. Với báo điện tử, không phải lúc nào thông tin nhanh cũng tốt. Nếu phải đặt lựa chọn giữa nhanh nhất, sớm nhất với độ xác thực của thông tin thì nguồn tin chính xác quan trọng hơn nhiều so với việc đưa tin sớm nhất. Dù có phát triển, nhanh nhạy đến mấy, báo điện tử vẫn phải tuân thủ nguyên tắc chung của báo chí là chính xác, khách quan, trung thực.

Vấn đề nóng trong đời sống xã hội - ảnh 5

Cho tới nay, tôi chưa thấy sự nghiêm túc khi các bên liên quan đề cập vấn đề đạo đức nghề nghiệp báo chí, từ nhận thức trong báo giới, những câu chuyện trong cộng đồng, cho đến việc nói nhưng không hành động hoặc những rao giảng thiếu thực tế...

Theo kết quả khảo sát “Các nhân tố tác động đến hành vi cản trở tác nghiệp báo chí giai đoạn 2011-2015” mới đây của RED, một nhân tố lớn dẫn đến hành vi này là sự suy thoái hình ảnh của nhà báo trong mắt cộng đồng.

Theo tôi, cần có một chương trình ít nhất là 5 năm giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc bài bản tổng thể, với sự tham gia của tất các bên liên quan. Bắt đầu từ một nghiên cứu sâu, xác định các nội dung của vấn đề, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra các giải pháp như đào tạo, truyền thông, quy tắc ứng xử, cơ chế chính sách, thực thi...

Một nội dung trong chương trình sẽ phải có là Bộ quy tắc ứng xử, cần phải xây dựng đáp ứng nhu cầu thực tế, có thể điều chỉnh, định hướng được mối quan hệ giữa báo chí với các thành phần xã hội như tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, người dân...lấy ý kiến của cả báo giới và các đối tượng liên quan...

Ông Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam:

Nhà báo phải coi trọng hàng đầu vấn đề đạo đức

Vấn đề nóng trong đời sống xã hội - ảnh 6

Hội Nhà báo Việt Nam thường xuyên gắn nội dung chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên thông qua các hội nghị hội thảo, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ... Một số hội thảo tiêu biểu đã được tổ chức thành công như: Hội thảo toàn quốc “Đạo đức nghề báo trong khai thác, xử lý nguồn tin” (phối hợp tổ chức với Học viện Báo chí – Tuyên truyền); Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin” (phối hợp với Viện KAS – CHLB Đức), với nhiều tham luận sâu sắc, sinh động của nhiều cấp hội về xử lý thông tin và đạo đức nghề nghiệp xét từ thực tiễn hoạt động báo chí.

Tuy nhiên, trong hoạt động báo chí hàng ngày, bên cạnh số đông hội viên – nhà báo luôn nêu cao ý thức và trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thì vẫn còn những hội viên – nhà báo mắc sai phạm, đăng tải thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân. Một bộ phận nhà báo, phóng viên chưa thực hiện tốt 9 điều Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, trong đó yêu cầu nhà báo hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

Đôi khi do yếu kém về chuyên môn hoặc có cách nhìn sai lệch về nghiệp vụ hay vì những lý do khác, một số phương tiện truyền thông, nhà báo đã đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng, bịa đặt, sai sự thật, thông tin vô bổ, gây bức xúc trong dư luận xã hội; phát tán những thông tin xâm phạm đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân, bị dư luận phê phán là xu hướng “lá cải hóa” báo chí. Và ngay trong giới báo chí cũng nóng lên chuyện vi phạm bản quyền, làm báo không trung thực.

Trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho hội viên cần được các cấp hội nhà báo đề cao hơn nữa. Trung ương Hội và các cấp hội cần quan tâm làm tốt hơn nữa việc giáo dục hội viên thực hiện nghiêm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, coi đây là vấn đề hàng đầu mà các cơ quan báo chí, tổ chức hội, hội viên – nhà báo cần coi trọng khi tác nghiệp.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades):

Cần giải pháp để các nhà báo đưa tin tử tế có thể sống được

Vấn đề nóng trong đời sống xã hội - ảnh 7

Đạo đức báo chí hiện nay trở thành vấn đề nổi cộm sau nhiều sự việc liên quan đến vấn đề này khiến dư luận bức xúc. Cạnh tranh độc giả và lượng người xem giữa các tờ báo, giữa báo chí chính thống và báo lá cải, giữa báo chí và mạng xã hội, giữa những tin tức chính thống và những tin tức nhảm nhí là cuộc cạnh tranh khốc liệt. Mà bản chất của cư dân mạng là tin tức càng gây sốc thì càng dễ thu hút lượng truy cập. Do đó, để thu hút độc giả, nhiều tờ báo chấp nhận việc vi phạm đạo đức người làm báo. Nhẹ thì “giật” những cái “tít” độc nhưng dễ gây hiểu nhầm, sai lệch với nội dung, sai lệch với bản chất. Nặng thì đưa những tin tức nhảm nhí, gây sốc, thậm chí sai sự thật chỉ để thu hút lượng người truy cập, qua đó bán quảng cáo.

Hiện trạng nhức nhối này không chỉ là sự việc thiếu số mà đã trở thành bệnh dịch và dường như có xu hướng lây lan từ báo “lá cải” sang nhiều tờ báo chính thống . Nó tạo thành xu thế nhảm nhí và “lá cải hóa” báo mạng. Trong khi độc giả trước hàng nghìn thông tin được đẩy đến mỗi ngày, thường có thói quen đọc lướt, nhiều khi chỉ là xem cái tiêu đề được chia sẻ trên mạng xã hội, và thế là tạo thành những tin đồn thất thiệt, gây hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân.

Theo tôi, giải pháp để hạn chế vi phạm đạo đức báo chí hiện nay là phải làm sao để báo chí chính thống có thể sống được, cạnh tranh được với báo lá cải và tin tức không chính thống trên các trang mạng xã hội; các nhà báo làm việc nghiêm túc đưa tin tử tế có thể sống được mà không phải biên tập những tin tức nhảm nhí và lá cải...

Mỗi nhà báo đều phải được huấn luyện để có kỹ năng trở thành một idol (thần tượng) trên mạng xã hội. Khi sự chân chính của các nhà báo có thể giúp họ sống được thì những chiêu trò nhảm nhí, giật tít câu view sẽ bị đẩy lùi. Tự các nhà báo sẽ có cơ chế lên án và tẩy chay tình trạng vi phạm đạo đức báo chí, từ đó định hướng xã hội cùng lên án từng sự vi phạm cụ thể. Khi đó sẽ đẩy lùi tình trạng vi phạm.

Bình Minh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !