Vấn đề nóng trên bàn Bộ trưởng Tài chính trước giờ đăng đàn

Gánh nặng nợ công, bội chi ngân sách, vòng kim cô giá sữa hay sự "đẩy' trách nhiệm xương xẩu điều hành giá xăng... là những vấn đề nóng đặt trên bàn Bộ trưởng Tài chính trước giờ đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội.

Được 96,4% ĐBQH “chấm” chọn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ là người đầu tiên đăng đàng trả lời chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, vào chiều 10/6.

Lời hiệu triệu và “núi” nợ công

Nhậm chức đúng vào thời điểm đất nước đang phải trải qua giai đoạn kinh tế khó khăn, ngành tài chính bộn bề với những lo toan làm sao “túi tiền quốc gia không hụt”, đòi hỏi minh bạch trong cách quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sữa…. là gánh nặng đè lên vai vị “tân” Bộ trưởng.

Vì thế ngay sau khi ngồi vào “ghế nóng" cách đây 1 năm, trong bài trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã khẳng định, một trong những việc quan trọng hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình đó là “đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách; chống thất thu ngân sách và xử lý nợ đọng.... Đồng thời, nắm chắc tình hình nợ công, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia theo các luật của Quốc hội và quy chuẩn quốc tế”.

Vấn đề nóng trên bàn Bộ trưởng Tài chính trước giờ đăng đàn - ảnh 1

Lập lại trật tự thị trường sữa bằng cách áp giá trần đang có tác dụng ban đầu. Ảnh: Diệu Thùy.

Một năm đã qua và việc thực hiện nhiệm vụ của vị tư lệnh ngành tài chính đã thực hiện tới đâu? Từ nỗi lo túi tiền quốc gia không thâm hụt, tới nợ công “dềnh” lên trong hệ thống tài chính liệu đã được giải tỏa? Giá xăng dầu, sữa... đã được “quản” chặt, không còn những cơn sốt giá nóng, lạnh?

Dấu ấn đậm nhất của vị tư lệnh ngành tài chính trong 365 ngày trên “ghế nóng” có lẽ là sự nỗ lực chỉ đạo rốt ráo để thu ngân sách 2013 lội ngược dòng ngoạn mục.

Thời điểm đó, nhiều lần lãnh đạo Bộ Tài chính đều thừa nhận, tình hình thu ngân sách rất khó khăn, thậm chí đã gần như cầm chắc hụt thu trong 2013. Tới tháng 9/2013 tổng thu ngân sách Nhà nước mới chỉ đạt 66,6% dự toán, thậm chí tới đầu tháng 12, mục tiêu thu ngân sách vẫn còn khá xa so với dự toán. Trước nguy cơ hụt thu lần đầu tiên xảy ra sau nhiều năm ngân sách đều thu vượt dự toán vài chục phần trăm, buộc tư lệnh ngành tài chính phải có chỉ đạo trực tiếp tới từng lãnh đạo tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp đẩy mạnh thu ngân sách trên địa bàn, thậm chí làm việc cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật để nỗ lực tăng thu.

Có lẽ chính nhờ “lời hiệu triệu” này của Bộ trưởng Bộ Tài chính mà thu ngân sách Nhà nước năm 2013 đến ngày cuối cùng năm 2013 đã bất ngờ “về đích an toàn” theo dự toán.

Nhưng dù đã vượt “dốc” đảm bảo thu ngân sách năm 2013, thì mối lo nợ công quốc gia đang ngày càng “phình to” vẫn hiện hữu. Đây cũng là vấn đề các ĐBQH gửi câu hỏi chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều lo ngại này càng tăng, khi trong một báo cáo được công bố gần đây đã đưa ra những con số đáng giật mình về nợ công “thực” của Việt Nam. Theo báo cáo này, với số dân khoảng 90,5 triệu người, bình quân mỗi người dân đang “cõng” trên mình 887 USD nợ công (tương đương khoảng 19 triệu đồng).

Chỉ một ngày trước khi phiên chất vấn diễn ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có báo cáo giải trình gửi tới các ĐBQH. Theo số liệu của Bộ Tài chính, nếu xét về số tuyệt đối thì nợ công trong 4 năm trở lại đây đà tăng không ngừng nghỉ. Nhưng nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều, thậm chí vẫn trong “khung” an toàn theo nghị quyết của Quốc hội là 65%. Cụ thể, nợ công/GDP năm 2010 là 51,7%; sang năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, đến năm 2013 đã lên tới 54,1%.

Dù tỷ lệ nợ công chính thức theo công bố của Bộ Tài chính vẫn dưới “chuẩn” quy định, thế nhưng nhìn vào con số nợ cứ “nhảy” theo từng năm, thì lo ngại “túi tiền ngân sách đang ngày càng thêm hụt nặng” là hoàn toàn có cơ sở. Với khoản nợ này, ngân sách sẽ cân đối ra sao để trả?

Chưa kể, trong số nợ công hiện nay thì 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản ưu đãi với thời gian đáo hạn trả nợ còn khoảng 15 năm. Và một nửa số nợ còn lại là vay trong nước qua nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn 2-5 năm.

Với tổng dư nợ công hiện là 54,1%/GDP và dự kiến bội chi ngân sách nhà nước đến 2015 và giai đoạn 2016-2020, trong báo cáo gửi đến các ĐBQH Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, để đảm bảo khả năng trả nợ thì thu ngân sách phải tăng 12-14%/năm. Ngoài ra, cân đối ngân sách Nhà nước vững chắc, bội chi hợp lý và dành khoảng 20% tổng thu ngân sách Nhà nước để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Năm 2013 phải cố gắng lắm mới thu đủ ngân sách, năm 2014 dự báo khó khăn vẫn còn bủa vây, thì liệu mục tiêu phải tăng thu trên chục phần trăm mỗi năm mới có tiền để dành trả nợ mà Bộ trưởng Dũng đưa ra sẽ khả thi? Lúc này, lời hiệu triệu mà vị tư lệnh ngành đã áp dụng trong năm 2013 có còn phát huy tác dụng trong năm 2014?

Sữa nhận "vòng kim cô", xăng dầu vẫn là dấu hỏi

Bát nháo thị trường sữa hay Bộ Tài chính “bó tay” với giá sữa.... là những cái title được báo chí đặt nhiều nhất khi đề cập tới cách quản lý giá có phần lỏng lẻo và “chiều” doanh nghiệp sữa của Bộ Tài chính. Sau sự vào cuộc tích cực của truyền thông, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo thanh tra giá sữa tại 5 doanh nghiệp kinh doanh sữa lớn. Sau quá trình thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định áp trần giá sữa bán buôn đối với 25 dòng sản phẩm điển hình dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua. 

Giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng cũng không được vượt quá “khung” 15% của giá bán buôn. Theo tính toán của Bộ Tài chính, áp dụng biện pháp bình ổn giá này trong 12 tháng, bình quân mỗi hộp sữa sẽ giảm 50.000 - 70.000 đồng.

Lãnh đạo Bộ Tài chính trong cuộc họp mới đây về quản lý giá sữa cũng tự tin, với quy định mới chặt chẽ các doanh nghiệp sữa sẽ hết đường tăng giá vô tội vạ. Ngay cả những “chiêu” lách tăng giá bán của doanh nghiệp trước đây như thay đổi bao bì sản phẩm, thay đổi trọng lượng sữa... cũng đều đã được cơ quan này “tính hết đường đi nước bước”.

Ghi nhận thị trường sữa sau khi quyết định “siết” giá của Bộ Tài chính có hiệu lực, giá sữa đã nhúc nhích giảm nhiệt. Người tiêu dùng kỳ vọng, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ giảm thực sự và hết tình trạng bát nháo khi cơ quan quản lý mạnh tay siết chặt.

Biện pháp mạnh lập lại trật tự thị trường sữa dưới sự điều hành của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận được nhiều sự tán thưởng từ dư luận, nhưng điều người dân kỳ vọng là thị trường sữa sẽ thiết lập được trật tự trong thời gian dài, chứ không chỉ trong ngắn hạn, khi chính sách ban hành qua thời gian thì giá sữa lại “nhảy múa”.

Cùng câu chuyện giá sữa, dấu hỏi lớn về minh bạch, công khai quản lý giá xăng dầu vẫn là câu hỏi lớn chưa được Bộ Tài chính giải quyết rốt ráo trong năm qua. Một phần thông tin về việc sử dụng, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được bộ này công khai, nhưng vẫn còn đó chuyện giá xăng dầu trong nước “lạc nhịp” giá thế giới; tăng giá vào giờ hiểm làm khó dân...

Mới đây nhất, việc Bộ Tài chính đề xuất “nhường vai” quản lý chính giá mặt hàng xăng dầu sang Bộ Công thương đã tốn không ít giấy mực trên báo chí. Nhiều câu hỏi nghi ngờ về năng lực điều hành thực sự của cơ quan quản lý giá suốt thời gian dài qua đối với mặt hàng nhạy cảm này lại được xới xáo. Phải chăng thừa nhận quá “khó”, không quản nổi, nên Bộ Tài chính “đẩy” trách nhiệm quản lý sang cơ quan khác?....

Với 71% phiếu thuận, ông Đinh Tiến Dũng được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính thay cho ông Vương Đình Huệ vào tháng 5/2013. Cũng giống người tiền nhiệm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng là “dân” tài chính, và từng giữ vị trí Tổng Kiểm toán Nhà nước trước khi ngồi vào “ghế nóng” của một trong những bộ “cứng”, nắm trong tay “vận mệnh” tài chính quốc gia, quản lý nhiều lĩnh vực, ngành nóng của nền kinh tế.

Một năm – 365 ngày điều hành khá kín kẽ, dù nhiều việc làm còn dở dang, nhưng người dân vẫn hy vọng thị trường sẽ có những thay đổi tích cực nhờ những quyết sách hiệu quả từ vị tư lệnh ngành trong nhiệm kỳ của mình,

Trường Giang

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.