Vải thiều xuất ngoại

Mùa vải năm 2015, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương liên tục đón nhận những tin vui dồn dập....

Nhiều lô hàng vải đã có mặt tại thị trường các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Á. Đặc biệt, ở hai thị trường khó tính là Mỹ và Australia, vải thiều Việt Nam đã có “visa” để mở ra triển vọng nâng cao giá trị của quả vải Việt Nam.

Nhộn nhịp mùa vải thiều Lục Ngạn

Vào những ngày trung tuần tháng 6, khắp các ngả đường thị trấn Chũ (huyện Lục Ngan – Bắc Giang) như khoác trên mình một màu đỏ rực. Bà con nông dân từ các xã Cấm Sơn, Tân Sơn, Phong Vân, Sa Lý, Hồng Giang... tấp nập chở bằng xe máy những thùng vải thiều nặng hàng tạ đến các đại lý tiêu thụ dọc tuyến đường Quốc lộ 31.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 1

UBND tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch 100 ha và giao cho 109 hộ dân triển khai vùng trồng vải thiều theo tiêu chuẩn Global GAP tại xã Hồng Giang để phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Thông Thiện.

Theo thống kê của UBND huyện Lục Ngạn, tuyến Quốc lộ 31 từ ngã ba Kim đến trung tâm thị trấn Chũ chỉ dài chừng 5k nhưng có đến hơn 1000 đại lý đăng ký thu mua vải thiều. Chị Nguyễn Giang, chủ một đại lý ở thị trấn Chũ cho biết:  “Mấy năm về trước, được mùa vải thì giá bị rớt thê thảm. Mùa vải thiều Lục Ngạn năm nay lạ lắm! Vừa được mùa mà giá bán lại cao nên cả bà con nông dân và thương lái chúng tôi đều hồ hởi lắm!”.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 2

Đại diện cơ quan kiểm dịch (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đến thăm vùng vải thiều sản xuất theo quy trình Global GAP tại xã Hồng Giang. Ảnh: Mạnh Minh.

Cái lạ của mùa vải thiều Lục Ngạn năm nay được anh Nguyễn Văn Mạnh, Chánh Văn phòng UBND huyện lý giải rằng: “Quả vải thiều Lục Ngạn đã có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... nên số lượng các công ty, doanh nghiệp đăng ký thu mua vải với UBND huyện tăng lên đáng kể so với năm ngoái. Có thị trường, nhiều người mua nên giá tăng lên cũng là điều dễ hiểu”.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 3

Gia đình chị Phạm Thị Ngà (thôn Kép I, xã Hồng Giang) thu hoạch vườn vải rộng 1.7 ha sản xuất theo quy trình Global GAP phục vụ xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Australia. Ảnh: Trịnh Bộ.

Theo giới thiệu của UBND huyện Lục Ngạn, chúng tôi về xã Hồng Giang, nơi được các cơ quan chức năng quy hoạch là vùng trồng vải chủ lực để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Australia. Những ngày này, vùng trồng vải phục vụ xuất khẩu tại xã Hồng Giang luôn đặt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt 24/7 và đang “nóng” lên từng ngày. 100 ha vải thiều được quy hoạch sản xuất vải xuất khẩu theo tiêu chuẩn GlobalGAP nằm trải dài dọc ba thôn Kép I, Ngọt và Phương Sơn thuộc xã Hồng Giang đang vào chính vụ nên cây vải nào cũng trĩu trịt quả chín đỏ lựng.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 4

Suốt 5km từ ngã ba Kim đến trung tâm thị trấn Chũ trên Quốc lộ 31 luôn tấp nậpngười dân chở vải đến các đại lý tiêu thụ. Ảnh: Thông Thiện.

Trong vườn vải rộng 1.7 ha nhà anh Nguyễn Văn Lưu thuộc thôn Kép I đang có hơn 20 nhân công bận rộn thu hoạch để bàn giao đúng hạn lô hàng quả vải thứ 2 xuất khẩu sang Australia. Anh Lưu người đầm đìa mồ hôi khoe rằng: “Vải nhà tôi hái xong là lên máy bay đi Úc đấy!”.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 5

Người dân Lục Ngạn phân loại chọn những quả vải to, mọng nước và không bị dập vỏ để phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Thông Thiện.

Ông Giáp Văn Long, Trưởng thôn Kép I hồ hởi: “Xem ti vi, thấy quả vải của mình đã có mặt tại các siêu thị ở Pháp và ở Malaysia ai cũng vui sướng không thể tả được!”.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 6

Vải thu mua được thương lái phân loại để xuất khẩu. Ảnh: Trịnh Bộ.

Mùa vải thiều năm nay, để trợ giúp người trồng vải quảng bá sản phẩm của mình, hàng tuần, UBND huyện Lục Ngạn gửi miễn phí 2 tấn vải thiều lên các chuyến bay thương mại trong nước và quốc tế để phục vụ khách đi máy bay. 

“Dự kiến mùa vải năm 2015, huyện Lục Ngạn sản xuất được từ 100 – 130 nghìn tấn. Việc vải thiều Lục Ngạn xâm nhập thành công hai thị trường Mỹ và Australia sẽ giúp người trồng vải có điều kiện tái sản xuất, nâng cao chất lượng cây trồng và ứng dụng nhiều công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm” - Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn.

Tính đến thời điểm này, huyện Lục Ngạn đã gửi được 14 tấn vải trên các tuyến bay của Vietnam Airlines. Việc làm đơn giản thế hóa ra lại rất có hiệu quả vì nhờ đó mà quả vải thiều nhanh chóng được các nước biết đến.

Những tấm visa xuất ngoại của vải thiều Việt Nam

Để có được tin vui dồn dập từ những lô vải thiều xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính, Việt Nam đã có những bước chuẩn bị kĩ càng từ nhiều năm về trước.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 7

Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND Tp. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2015. Ảnh: Thanh Vũ.

Đơn cử như từ ngày 12/9/2003, Việt Nam đã chính thức đề nghị Australia cho phép xuất khẩu trái vải tươi vào thị trường nước này. Tuy nhiên, Australia là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm cũng như kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt nhất thế giới, nên trái vải Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 8

Người dân huyện Lục Ngạn ứng dụng cách bảo quản bằng đá lạnh để quả vải có thể tươi từ 4 – 6 tuần theo công nghệ Israel. Ảnh: Thông Thiện.

Nhưng đến ngày 17/4/2015, Bộ Nông nghiệp Australia đã có thư chính thức gửi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam thông báo về việc các doanh nghiệp có thể xin cấp phép nhập khẩu vải vào Australia. Và chỉ hai tháng sau đã có 17 tấn vải thiều do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Rồng Đỏ thu mua  đã  xuất  khẩu thành công sang thị trường Australia.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 9

Đưa vải vào hệ thống chiếu xạ để diệt ký sinh trùng. Ảnh: Lê Quân.

Nói về sự kiện này, Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman bày tỏ: “Thật tuyệt vời khi người tiêu dùng Australia có cơ hội nếm thứ quả ngon này ngay trong mùa vải 2015. Tôi chắc chắn người dân Australia sẽ đón nhận sản phẩm chất lượng cao và đầy hương vị này giống như người Việt đang được nếm các loại hoa quả tươi của Australia như nho, cam và cherry.”

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 10

Gần 1,2 tấn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất khẩu sang Pháp đã được tiêu thụ rất nhanh tại 4 siêu thị ở thủ đô Paris và một siêu thị tại thành phố Toulouse (miền Nam nước Pháp). Ảnh: Bích Hà.

Còn đối với thị trường Mỹ, ngay từ tháng 10/2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã quyết định cho phép nhập khẩu vải thiều và quả nhãn từ Việt Nam. Để vào được thị trường Mỹ, vải thiều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt như: phải được trồng ở vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) theo dõi để bảo đảm không có mầm bệnh; không chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm; trước khi xuất khẩu phải được chiếu xạ chống ký sinh trùng; mỗi lô hàng phải có chứng chỉ về an toàn thực phẩm của cơ quan Việt Nam và chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ...

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 11

Vải thiều được bày bán tại các siêu thị lớn ở Thành phố Melbourne (Australia). Ảnh: Phạm Xuân Huy.

Chì vì những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường Mỹ, các cơ quan chức năng Việt Nam đã có thời gian gần một năm để chuẩn bị cho quả vải lên máy bay đi nửa vòng Trái Đất. Tháng 3/2015, đại diện Cơ quan Kiểm dịch (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đã đến thăm vùng vải thiều sản xuất theo quy trình GlobalGAP tại xã Hồng Giang.

Sau khi kiểm tra, Cơ quan Kiểm dịch Mỹ đã rất hài lòng và cấp 6 mã số cho các vùng trồng vải đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ tại 3 thôn: Kép 1, thôn Ngọt và thôn Phương Sơn. Cuối tháng 5 vừa qua, Công ty TNHH Ánh Dương Sao đã thu mua 2 tấn vải đầu tiên tại huyện Lục Ngạn, sau đó vận chuyển vào Tp. Hồ Chí Minh thực hiện việc chiếu xạ tại Nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn (Quận Bình Tân) để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 12

Ông Robert Guillermo kiểm dịch viên thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trực tiếp đóng gói các thùng vải sau khi chiếu xạ. Ảnh: Lê Quân.

Tại Nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn, các thùng nhựa đựng vải được đưa vào máy chiếu xạ quét bằng tia X-ray với liều lượng chiếu dao động từ 400  – 1000Gy. Công đoạn này có tác dụng nhằm tiêu diệt kí sinh trùng trên trái vải, đặc biệt là trứng, ấu trùng sẽ bị vô sinh, không gây ảnh hưởng đến trái vải, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 13

Ông Alex Aexopoulos, đại diện nhà nhập khẩu vải (Công ty Panasia Fresh - Úc) cho biết ông rất hài lòng về quy trình kiểm soát chất lượng của Việt Nam. Ảnh: Lê Quân.

Nếu là lô hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sau khi chiếu xạ xong sẽ có nhân viên người Mỹ kiểm tra lại một cách ngẫu nhiên một số thùng vải trước khi xuất đi; còn nếu lô hàng xuất khẩu sang Australia sẽ được chuyên gia của đối tác kiểm tra khi sản phẩm có mặt tại nước bạn.

Vải thiều xuất ngoại - ảnh 14

Đại sứ Australia Hugh Borrowman (mặc comlpe) cùng nhân viên Đại sứ quán Australia tại Việt Nam nếm thử trái vải đầu mùa 2015. Ảnh: Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.

Đến nay, cùng với vải thiều, các mặt hàng hoa quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó riêng EU đã có 28 nước. Đây là một nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc hướng thị trường xuất khẩu các mặt nông sản có thế mạnh sang thị trường các nước và khu vực có tiềm năng. 

Trong chiến lược này, chủ trương Việt Nam là sẽ đẩy mạnh vào các mặt hàng hoa quả chủ lực, có chất lượng cạnh tranh cao hoặc có sự khác biệt mà các thị trường chúng ta nhắm tới không có. Đặt biệt, vấn đề này sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam khi chúng ta hoàn tất việc đàm phán các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và đa phương với các đối tác. Và câu chuyện về quả vải thiều là một ví dụ điển hình.

Theo Báo ảnh Việt Nam

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.