Ưu tiên bố trí vốn cho vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Dự kiến giai đoạn 2021 – 2025 sẽ ưu tiên bố trí vốn cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền.

Tạo căn cứ pháp lý để phân bổ vốn đúng mục tiêu

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, môi trường, có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu… Song đây cũng là vùng có nền kinh tế - xã hội kém phát triển nhất của cả nước.

Năm 2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030. Năm 2020, Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS khó khăn nhất; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS…

Theo Nghị quyết số 120, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn: 2021 – 2025 và 2026 – 2030, với các mục tiêu: Đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 – 2025 tối thiểu là 137.664 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 104.954 tỷ đồng, ngân sách địa phương 10.016 tỷ đồng, vốn tín dụng chính sách 19.727 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 2.967 tỷ đồng.

Mới đây, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Đây là việc thực sự cần thiết bởi sẽ tạo căn cứ để phân bổ vốn thực hiện Chương trình, đảm bảo việc phân bổ vốn đúng mục tiêu, tránh đầu tư phân tán, dàn trải, lãng phí, tạo động lực cho phát triển kinh tế.

{keywords}
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn đang là vùng có nền kinh tế - xã hội kém phát triển nhất của cả nước. Ảnh: Lam Anh

Góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền

Một trong những nguyên tắc phân bổ vốn được nêu rõ trong dự thảo là: “Ưu tiên bố trí vốn cho các vùng đồng bào DTTS có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả nước”.

Có 3 nhóm tiêu chí phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các địa phương, gồm: Số hộ DTTS và tỷ lệ người DTTS của các xã thuộc diện đầu tư; Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của các xã thuộc diện đầu tư; Đơn vị hành chính (xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn đặc biệt khó khăn.

Dự kiến, sau khi được ban hành, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 sẽ có nhiều tác động tích cực về mặt xã hội.

Cụ thể là: Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển vùng đồng bào DTTS&MN; Tăng niềm tin của người dân vùng DTTS&MN, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn đối với Đảng, Chính phủ, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS&MN, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng trên địa bàn vùng DTTS&MN, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

Lam Anh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !