Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Phụ huynh 'đòi' bỏ môn thi thứ 4, Sở GD&ĐT nói gì?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội, một số diễn đàn giáo dục "nóng" với đề xuất bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT của Hà Nội vì phụ huynh lo lắng việc dạy và học trực tuyến ít hiệu quả.

Đa số học sinh, phụ huynh và giáo viên cùng chung nhận định năm nay là năm đặc biệt khó khăn khi học sinh phải học trực tuyến từ đầu năm nên việc bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 là hợp lý để tránh áp lực cho học sinh.

Năm nay học lớp 9, chuẩn bị đối mặt với kỳ thi vào lớp 10 công lập, em Nguyễn Thu Minh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Chỉ còn một học kỳ nữa là kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội diễn ra. Kiến thức của em bị hổng khá nhiều vì học trực tuyến nên em rất lo lắng.

Chúng em là khóa thiệt thòi vì 3 năm qua đều gần như học trực tuyến là nhiều. Do đó, em cũng muốn được bỏ bớt môn thi vào lớp 10 để giảm tải, tập trung vào 3 môn chính là Văn, Toán, Tiếng Anh”.

{keywords}
Ảnh minh họa

Chị Ngô Phương Anh, một phụ huynh có con năm nay thi vào lớp 10 THPT tại quận Hà Đông cũng tha thiết mong muốn được bỏ môn thi thứ 4.

"Học sinh học online dài ngày rất căng thẳng, mệt mỏi. Tôi chỉ mong Sở GD-ĐT "chốt" sớm môn thi thứ 4 để cô trò đỡ áp lực hoặc nếu được thì bỏ luôn môn thi thứ 4 đi cho các con đỡ áp lực. Nếu cứ "ú òa" thế này rồi quyết vào phút chót, học sinh kiệt sức mất", phụ huynh này than thở.

Bà Văn Liên Na - Hiệu phó trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, nhà trường rất lo lắng cho chất lượng học sinh lớp 9 năm nay vì đây là lứa học sinh chịu ảnh hưởng dịch bệnh 3 năm liên tiếp, phải học trực tuyến nhiều đợt, chất lượng dạy học không thể bằng trực tiếp.

Theo bà Na, các môn cơ bản như Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh thì nên kiểm tra còn môn thứ 4 “bốc thăm” thì có nhiều cách bổ sung kiến thức cho các em chứ không nên cứ thi để gây áp lực cho các em trong giai đoạn này.

“Phụ huynh và học sinh thì lúc nào cũng mong muốn giảm tải rồi, nhưng ở điều kiện năm nay thì đề xuất của phụ huynh có lí mà. Vì thế, nếu có thay đổi linh hoạt là bỏ môn thi thứ 4 trong năm nay thì hoàn toàn phù hợp”, bà Na nêu quan điểm.

Cũng theo bà Na, trong khi Hà Nội chưa công bố môn thi thứ 4, học sinh phải cùng lúc học và ôn tập kiến thức tất cả các môn. Vì thế, nếu được Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh. Còn nếu giữ nguyên phương án cũ thì nên công bố sớm môn thi để học sinh có kế hoạch ôn tập, thay vì chờ đợi đến tháng 3/2022.

Cùng quan điểm, hiệu trưởng một trường THCS tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì không biết khi nào học sinh mới được đi học trực tiếp. Do đó, vị hiệu trưởng này kiến nghị Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất hủy môn thi thứ 4, chỉ nên thi tuyển vào lớp 10 gồm ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh là phù hợp.

“Cách đây 2 năm, Hà Nội đã giảm môn thi thứ 4. Năm ngoái, thành phố rút ngắn thời gian làm bài thi nhưng năm đó, thời gian học trực tiếp ở trường khá nhiều so với năm nay. Năm nay thực sự học sinh nếu thi như bình thường sẽ gặp khó khăn hơn”, vị hiệu trưởng này cho hay.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh, hiện nay nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là duy trì nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng như tổ chức dạy học linh hoạt và bảo đảm chất lượng.

“Nếu học sinh được phép học trực tiếp, các nhà trường cần đồng thời làm tốt công tác phòng, chống dịch, tận dụng tối đa thời gian để ôn tập, củng cố nội dung, còn khiếm khuyết khi học sinh học trực tuyến, có giải pháp bảo đảm chất lượng, tiến độ, kế hoạch thời gian năm học.

Trong trường hợp học sinh học trực tuyến, cần quan tâm hơn nữa đến các điều kiện tổ chức dạy học; hỗ trợ kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn và chú trọng giảng dạy các nội dung cốt yếu; tổ chức đánh giá thực chất; tăng cường động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho học sinh nhiều hơn... 

Cũng giống như mọi năm, năm nay, ngoài 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, học sinh sẽ biết môn thi thứ 4 vào tháng 3/2022. Đây là quy định đã được duy trì trong những năm gần đây nên không thể bỏ”, ông Tiến nhấn mạnh.

Hoàng Thanh

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !