Tuyển sinh đại học 2022: Giảm mạnh chỉ tiêu theo kết quả thi tốt nghiệp, thí sinh vất vả dự trù 'phương án B'

Năm 2022, các trường đại học cho biết sẽ giảm hẳn chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là tuyển sinh dùng kết quả thi đánh giá năng lực, bài kiểm tra tư duy cũng như chứng chỉ ngoại ngữ.

 

Trước xu hướng trên, học sinh của nhiều trường cảm thấy lo lắng vì từ đầu năm đến nay vẫn đang học trực tuyến nên ảnh hưởng ít nhiều đến kết qủa học tập. Việc các em vừa phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa tham gia đánh giá năng lực, bài kiểm tra tư duy cũng như thi chứng chỉ ngoại ngữ... có phần quá sức.

Nhiều em cũng lo lắng không rõ đề thi đánh giá năng lực của các trường ĐH sẽ ra theo hướng nào, có căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT và thực tế nơi thì học trực tuyến, nơi học trực tiếp như hiện nay hay không?

Nguyễn Hà My - học sinh lớp 12 (quận Cầu Giáy, Hà Nội) cho biết ngay từ đầu năm học em xác định sẽ đăng ký nguyện vọng vào ngành Kinh tế Quốc tế của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

“Ngoài học trực tuyến ở trường, em cũng đăng ký học thêm các thầy giỏi tại những trung tâm luyện thi có tiếng để có kiến thức chuyên sâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, mới đây em khá bất ngờ khi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ chỉ tuyển sinh khoảng 10-15% chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức. Còn lại, trường sẽ tuyển thẳng hoặc xét tuyển kết hợp với phương án tuyển sinh riêng.

Vậy là em phải thay đổi ngay phương pháp học, phải cấp tốc học làm sao để phù hợp với phương án tuyển sinh của trường và phải tìm hiểu thêm cả các phương án tuyển sinh khác để mong chạm tay tới mục tiêu”, My nói.

{keywords}
Ảnh minh họa

Trước những thay đổi trong kỳ tuyển sinh năm nay, học sinh nhờ giáo viên tư vấn chọn ngành nghề, cơ hội việc làm cũng khiến thầy cô lúng túng vì phải đọc thông tin, cân nhắc rất nhiều mới có thể đưa ra lời khuyên.

Nhiều giáo viên cho rằng Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn định hướng chung cho các trường đại học, học viện, cao đẳng trong việc thiết kế các bài thi đánh giá năng lực sẽ gồm bao nhiêu phần trăm kiến thức theo chương trình chung và bao nhiêu phần trăm kiến thức đặc thù của ngành để học sinh còn có định hướng ôn thi.

Nhiều ý kiến khác tỏ ra lo ngại việc thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học có thể sẽ gây ra thiệt thòi cho những học sinh phải học trực tuyến kéo dài, vì theo hướng dẫn giảm tải ứng phó với dịch bệnh mà Bộ GD&ĐT ban hành đầu năm học này thì tất cả các môn học chỉ giữ lại phần nội dung kiến thức cốt lõi.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) khẳng định hướng dẫn tinh giản chương trình nhưng không làm mất đi tính hệ thống và vẫn đảm bảo các nội dung cốt lõi. Qua đó giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, có được kiến thức và kỹ năng, giúp các em tham gia các kỳ thi do các cấp tổ chức.

Ông Thành cũng cho rằng so với cách thi tốt nghiệp THPT thì thi đánh giá năng lực không có sự khác nhau đáng kể nào, ngoài hình thức thi, cấu trúc đề có thể khác nhau. Các bài kiểm tra, đánh giá, thi đối với học sinh đều phải dựa vào kiến thức, kỹ năng của chương trình mà học sinh đã học. Dù được tổ chức theo hình thức nào thì mỗi đề kiểm tra, đánh giá, thi đều bao gồm các câu hỏi, bài tập trong đó yêu cầu học sinh phải huy động được những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra theo các mức độ khác nhau.

Nếu học sinh đã nắm vững kiến thức, kỹ năng đã học một cách có hệ thống; có năng lực huy động, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học theo các mức độ yêu cầu của chương trình thì dù đề kiểm tra, đánh giá được cấu trúc thế nào thì cũng sẽ làm được các câu hỏi, bài tập trong đó. Các học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống và có thể tham khảo, luyện tập theo 1 - 2 đề thi minh họa tương ứng với các kỳ thi thì chắc chắn đáp ứng yêu cầu.

Ông Thành cũng lưu ý theo hướng dẫn thực hiện chương trình ứng phó với dịch bệnh, đề kiểm tra, đánh giá, thi không bao gồm những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.

Phạt 150 triệu đồng nếu tuyển sinh sai quy định

Phạt 150 triệu đồng nếu tuyển sinh sai quy định

Mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng, với tổ chức là 150 triệu đồng.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !