Tuyển sinh lớp 10: Cô giáo Toán tiết lộ "bí kíp" học giúp sĩ tử giành điểm cao môn Toán

Để đạt được kết quả tốt nhất đối với bài thi môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, mỗi học sinh cần có chiến thuật ôn luyện và làm bài hợp lý.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đang tới gần, đa số các em học sinh đều rất lo lắng. Về những "bí quyết" làm bài thi môn Toán đạt điểm cao cho các sĩ tử, PV Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng cô Tạ Thu Hương - Nhóm trưởng môn Toán 9 trường THCS Giảng Võ (Hà Nội).

{keywords}
Cô Tạ Thu Hương cùng học sinh.

PV: Theo cô, các thí sinh thi vào lớp 10 năm nay cần lưu ý ôn tập các nội dung trọng tâm nào với bộ môn Toán?

Cô Tạ Thu Hương: Đề thi năm nay thời lượng 120 phút vẫn giữ nguyên cấu trúc như mọi năm.

Do một thời gian dài học online các con ít được thầy cô rèn về cách trình bày nên thời gian này được học trực tiếp các con nên tự giác làm bài tập, trình bày bài đủ bước như thầy cô giảng dạy, không làm tắt, không làm ẩu.

Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức cho dễ nhớ, dễ học. Kiến thức nên chia thành các chuyên đề tương ứng với 5 bài trong cấu trúc đề thi:

Bài 1: Rút gọn biểu thức và một số câu hỏi phụ

Bài 2: Toán thực tế:

- Giải bài toán bằng cách lập phương trình

- Hình không gian

Bài 3: Giải phương trình, giải hệ phương, phương trình bậc hai và hệ thức Vi-et, quan hệ giữa đường thẳng và Parabol.

Bài 4: Hình phẳng.

Bài 5: Nâng cao.

PV: Sĩ tử nên đặt mục tiêu cho quá trình ôn luyện thế nào? Có phải cứ “cắm đầu” học ngày học đêm là sẽ hiệu quả?

Cô Tạ Thu Hương: Từ bây giờ đến lúc thi các con còn 6 tuần ôn luyện nên các con hãy chia thời gian ôn tập hợp lý: Dành thời gian cho mảng kiến thức mình không chắc; Hàng tuần nên ít nhất làm một đề 120 phút tương tự cấu trúc đề thi vào lớp 10 trên giấy thi để rèn kĩ năng trình bày và bố trí thời gian hợp lý.

Ngoài ra, trong quá trình học mạnh dạn hỏi các thầy cô phần kiến thức mình chưa hiểu chắc chắn trong từng chuyên đề.

{keywords}
Cô Tạ Thu Hương trên bục giảng, hướng dẫn chữa bài tập môn Toán.

Có phương pháp học phù hợp: Với đại số thì cần nắm được dạng bài và phương pháp giải; với Hình học thì cần thuộc lý thuyết và nhớ các kết luận.

Cùng với đó, các con nên xây dựng một thời gian biểu hợp lý khi ôn tập các môn, tránh tình trạng cứ “cắm đầu” học, tránh thức khuya ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn thì các con mới tiếp thu bài tốt và làm bài tốt được.

PV: Theo cô, quá trình làm bài thi cần ''chiến thuật'' thế nào? Sĩ tử phải tránh những lỗi cơ bản nào để đạt được điểm tuyệt đối?

Cô Tạ Thu Hương: Khi nhận đề thi, các con nên dành 5 phút đọc toàn bộ đề 2 lần; Khi làm ưu tiên làm trước những dạng bài mình chắc chắn theo trình tự của đề thi, câu khó làm sau; nháp cách giải rồi mới ghi vào bài.

Với các bài đại số: các con phải thời gian, mỗi bài đại không tập trung quá 15 phút cho một câu, phải kiểm tra đáp số, đối chiếu với điều kiện (nếu có) rồi mới kết luận.

Học sinh thường bị trừ điểm: sai dấu phá ngoặc không đổi dấu, chép sai đề, bấm máy sai, bài giải hệ phương trình chú ý điều kiện của ẩn, bài giải bài toán chú ý phải có đơn vị tương ứng với các đại lượng lập luận… Bài quan hệ giữa đường thẳng và Parabol học sinh cần có câu dẫn sang phương trình hoành độ giao điểm rồi mới sử dụng công thức nghiệm.

{keywords}
 

Bài hình nhớ đọc kĩ đề bài, nên vẽ nhanh ra nháp trước sau đó mới vẽ vào bài, vẽ hình to, rõ nét, làm đến đâu thì vẽ hình đến đó. Hình nên vẽ ở trang 2 hoặc trang 4 của giấy thi để khi làm bài tránh phải lật giấy đọc hình dễ gây nhầm lẫn.

Học sinh thường bị trừ điểm: Vẽ sai hình (ví dụ yêu cầu vẽ dây AB < AC học sinh lại vẽ ngược lại…); vẽ thiếu hình (dùng điểm M mà trong hình không có điểm đó, thiếu nối đoạn thành để có tứ giác, tam giác, góc), viết nhầm đỉnh: góc ACB lại viết thành góc ABC; lấy 1 điểm thuộc cung nhỏ thì lại lấy điểm thuộc cung lớn, lấy 1 điểm thuộc tia đối AB lại thành ra lấy điểm thuộc tia AB…; gọi tắt tên góc A1, A2 nhưng trong hình vẽ không có. Các con chú ý viết rõ tên điểm M với H, E với F, O với D…; nhiều bạn viết ẩu làm cho thầy cô chấm không phân biệt được.

{keywords}
 

PV: Ngoài những lưu ý trên, cô còn gì nhắn nhủ với sĩ tử sắp tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thời gian tới không ạ?

Cô Tạ Thu Hương: Khi làm bài không nghĩ đề dễ hay khó để gây tâm lý hoang mang hoặc chủ quan. Các con bình tĩnh, thoải mái, tự tin, tập trung làm bài chặt chẽ, cẩn thận, sạch đẹp; trống hết giờ mới được bỏ bút làm bài.

Khi còn 20 phút nữa thì hết giờ làm bài học sinh không nên cố làm câu khó của bài thi mà nên dùng thời gian đó để kiểm tra lại kết quả những bài đã làm để đảm bảo chắc chắn là đúng và đủ bước làm.  

Cô chúc các con bình tĩnh, tự tin và đạt điểm cao như mong đợi!

Xin cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!

Hoàng Thanh

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Con chưa vào lớp 1, tôi đã mạnh tay 'đầu tư' chọn cô giáo chủ nhiệm

Trở về nhà sau chuyến đi nghỉ cuối tuần, dù mệt nhưng việc đầu tiên tôi nghĩ tới là bốc máy gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con: “Cô ơi, cô có nhà không chị mang ít đồ qua? Nhà cháu mới về quê, có ít rau quả sạch, ông bà gửi biếu cô”.

Từ quyết định 'quay xe' đến Huy chương Vàng Olympic quốc tế của nam sinh Bắc Giang

Theo đội tuyển Toán tới hết học kỳ I năm lớp 9, Trương Phi Hùng đã quyết định từ bỏ và thử sức với môn Vật lý. Sau những nỗ lực, nam sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang (Bắc Giang) đã giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !