Tuyển sinh đại học 2022: Làm sao chọn đúng ngành để không hối tiếc về sau?

Kỳ tuyển sinh đại học 2022 đang đến gần nhưng nhiều học sinh lớp 12 không biết làm sao để chọn đúng ngành.

Nam sinh Nguyễn Đăng Khoa (học sinh lớp 12 tại Thái Bình) cho biết sắp tới em sẽ đăng ký nguyện vọng vào ngành Công nghệ thông tin.

Khoa nói rằng: “Với thế giới hội nhập như hiện tại thì ngành Công nghệ thông tin đang là "trend hot" nhất, một khi bắt được "trend” thì chúng em lo gì không xin được việc sau này. 

Trong thời đại cách mạng 4.0, em thấy doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu tuyển nhân sự am hiểu công nghệ thông tin. Đặc biệt, việc sử dụng những phần mềm đặc thù là một trong những nhu cầu tất yếu của bất cứ cơ quan nào. Em cũng được biết có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên thuộc lĩnh vực này với mức lương vài chục triệu mỗi tháng tháng.

Hơn nữa, cá nhân em thấy ngành này có môi trường học tập khá năng động. Các anh, chị khóa trước mà em biết cũng khuyên em nên lựa chọn để đăng ký vào ngành này. Em hi vọng bản thân sẽ phù hợp với chương trình đào tạo của chuyên ngành này".

{keywords}
Công nghệ thông tin đang được coi là ngành "bắt trend". (Ảnh minh họa)

Là học sinh theo khối khoa học xã hội, khi được hỏi về xu hướng chọn ngành sắp tới, em Nguyễn Phương Ly nói: "Em thấy việc chọn ngành hot hay trường hot năm nào cũng có. Hầu hết học sinh như chúng em đều muốn vào các trường có cơ sở vật chất và chương trình đào tạo tốt. Có lẽ em sẽ đầu quân vào những ngành hot như ngôn ngữ, truyền thông đa phương tiện...”.

Thực tế cho thấy có nhiều thí sinh có xu hướng đổ xô vào lựa chọn ngành nghề hot để đăng ký như: Công nghệ thông tin, Kĩ thuật ô-tô, Y tế, Kinh tế, Thiết kế đồ hoạ,…vì cho rằng đây là những ngành đáp ứng xu thế của xã hội, song các ngành đó không phải phù hợp với mọi cá nhân.

Ngoài ra, nhiều học sinh cũng đăng kí nguyện vọng theo xu hướng mà chưa thực sự ý thức được ngành nghề mình chọn có việc làm sau khi ra trường không. Thậm chí, nếu không đam mê thì làm việc khó mà cống hiến hết mình.

Theo một số chuyên gia, trong chọn ngành học, tự học sinh phải hiểu bản thân có gì và muốn gì để chọn ngành cho đúng. Cùng với đó, phụ huynh, nhà trường phải giúp các em hiểu rõ năng lực và đam mê thật sự của mình để chọn nghành học phù hợp. Nếu bỏ qua đặc điểm tâm lý lứa tuổi, không giúp các em nhìn nhận đúng năng lực sẽ hạn chế sự chính xác, chệch hướng trong chọn ngành nghề. 

Nhiều học sinh chọn ngành hot vì thấy ai cũng chọn, nhưng nếu không có đam mê thì thường người đó không bỏ ra tâm sức để đạt hiệu quả cao trong công việc. Trong khi đó, đam mê cũng lại dựa trên năng lực. 

Trước câu hỏi "Thí sinh nên chọn ngành hot hay ngành phù hợp với bản thân?", trong chương trình tư vấn "Chọn chuẩn trường, Đi chuẩn đường", TS. Lê Việt Thủy – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra lời khuyên: "Các em xem từ số liệu điểm chuẩn có thể thấy những ngành có điểm chuẩn cao chính là những ngành hot được đa số các thí sinh lựa chọn.

Nếu các em thực sự chưa có định hướng rõ ràng về ngành nghề tương lai thì có thể chọn ngành hot. Hiện tại, có nhiều kênh tư vấn tuyển sinh hay các trắc nghiệm tính cách giúp các em dễ dàng tìm hiểu ngành nghề phù hợp với mình. Tuy nhiên việc dự đoán được công việc đi theo mình lâu dài không phải chuyện dễ".

TS Thủy cho hay, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, các thí sinh không cần quá đặt nặng vấn đề chọn ngành. Nếu các em chưa thể đậu vào ngành mong muốn tại trường thì có thể lựa chọn học song bằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chia sẻ thêm về vấn đề trên, TS Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội nhấn mạnh: "Các thí sinh cần tự khám phá, tìm hiểu sở thích của mình trước rồi xem xét yếu tố năng lực xem bản thân có phù hợp với ngành đó không, chứ đừng nên chọn ngành hot nếu bản thân mình cảm thấy không yêu thích nó. Nếu em thực sự đam mê với nghề, em vẫn có thể tự kiếm được cơ hội việc làm cho riêng mình kể cả đó không phải là ngành hot".

Hoàng Thanh

Thi lớp 10 Hà Nội: 7 thí sinh gãy tay, gãy chân phải hỗ trợ

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10 và 11/6. Theo Sở GD-ĐT Hà Nội có 7 thí sinh thuộc diện gãy tay, gãy chân cần được hỗ trợ khi tham gia kỳ thi tuyển sinh này.

Hà Nội dự kiến chi hơn 250 tỷ đồng nâng cấp Trường THPT Chu Văn An

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) dự kiến chi 251,6 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An.

Bị 8 bạn cùng trường đánh nhập viện, nam sinh lỡ kỳ thi lớp 10

Sau khi bị một nhóm bạn đánh hội đồng, nam sinh Trần Văn V. phải nhập viện điều trị, không thể tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Đi tắm biển nam sinh lớp 9 bị đuối nước, tử vong

Trong lúc cùng nhóm bạn đi chơi, nướng đồ ăn trên biển, em T. xuống tắm và bị đuối nước. Thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy ngay trong đêm.

Vụ học sinh lớp 4 tử vong ở Hải Dương: Phát hiện sự cố về điện

Khu vực học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ngã xuống bất tỉnh đã có sự cố rò rỉ điện từ hệ thống màn hình LED ra khung với mức điện áp đo được là 220V.

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !