Tự ôn luyện, nữ sinh miền núi đạt giải Olympic, giành học bổng du học Nga

Lô Thị Lâm (21 tuổi, Nghệ An) đang theo học chuyên ngành Luật Kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi xứ Nghệ, điều kiện học tập khó khăn, Lâm chưa từng nghĩ một ngày nào đó, em có thể thực hiện ước mơ du học

Gia đình làm nông nghiệp nên từ khi còn học cấp một, Lâm đã quen với công việc đồng áng. Cuộc sống khó khăn, gia đình không có tivi, ký ức tuổi thơ của em là những ngày hè theo bố mẹ làm nương rẫy.

Cố gắng thay đổi cuộc sống

Đỗ vào Trường PTDT Nội trú – THPT số 2 Nghệ An chính là bệ đỡ cho Lâm vào giảng đường đại học. “Nếu năm ấy không đỗ vào ngôi trường Nội trú 2, có lẽ em sẽ không theo con đường học vấn”, Lâm tâm sự. 

Nhà cách trường 4 tiếng xe khách nên Lâm học tập trung tại trường. Thời gian đầu, em chưa bắt nhịp được một phần vì áp lực đầu vào, phần vì nhớ nhà. Sau này, nhờ thầy cô định hướng, em lên kế hoạch ôn tập cụ thể và bứt tốc. 

“So sánh với chính mình ngày hôm qua, chứ không phải người nào khác hôm nay” là kim chỉ nam giúp Lâm tự tin và tiến bộ hơn mỗi ngày.

Từng đứng chót lớp, Lâm vươn lên đứng đầu năm lớp 11 và 12 với GPA lần lượt là 8,6; 8,7. Lực học vững giúp em thi đỗ Đại học Luật Hà Nội với 29 điểm khối C. 

Là chị cả, dưới Lâm còn hai người em, ngay từ khi lên đại học, em đã đi làm tự trang trải sinh hoạt phí.

Ngại xin tiền bố mẹ, Lâm xin làm thêm buổi tối ở tiệm bán quần áo gần nhà với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Để tiết kiệm, đi làm, em ăn mì gói thay bữa tối. 

Lương không cao, để duy trì cuộc sống, Lâm cố gắng gắn bó với công việc trong khoảng nửa năm rồi nhận dạy gia sư tại nhà. Ngoài giờ học, em tranh thủ đi trồng cây keo kiếm thêm để có tiền mua sách. 

Không chỉ muốn thay đổi cuộc sống bản thân, Lâm vào đại học vì muốn thay đổi cuộc sống người dân quê mình. Bản Lầu, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu quê em là huyện khó khăn thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh nên việc tiếp cận với giáo dục đại học hay được phổ cập kiến thức về pháp luật còn rất hạn chế. 

“Học đại học làm gì, rồi sau cũng đi làm công nhân thôi”, câu nói Lâm nghe được trong một lần lên xã làm giấy tờ cùng ông nội. Lâm đã từng nản chí không chỉ vì nghĩ mình không có cơ hội thay đổi tốt hơn mà sợ một ngày nào đó, mình cũng giống như nhiều anh chị, bạn bè vì câu nói đó mà an phận thủ thường.

“Nỗ lực để thành công, em nghĩ đó sẽ là câu trả lời thiết thực nhất giúp em thay đổi định kiến của mọi người”, Lâm chia sẻ. 

 

Lâm dự định tốt nghiệp sớm để theo học chương trình Thạc sĩ bên Nga.


Chạm tay tới ước mơ

Chính thái độ sống tích cực cùng tinh thần học tập cầu tiến giúp Lâm đạt giải Olympic Tiếng Nga và là 1 trong 5 sinh viên của trường giành được học bổng du học từ Chính phủ Nga. 

Học bổng Chính phủ Nga là học bổng tốt nhất ở Nga, dành cho các đối tượng học sinh đang học lớp 12, sinh viên năm thứ nhất, người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có thành tích học tập xuất sắc và đáp ứng các yêu cầu quy định trong học bổng đối với từng đối tượng đăng ký dự tuyển.

 Lâm cùng các bạn trong đoàn trường tham gia cuộc thi Olympic Tiếng Nga toàn quốc


Lâm chia sẻ, em đến với tiếng Nga là cái duyên. Không có nền tảng, chưa một lần thử nói tiếng Nga, Lâm vẫn mạnh dạn đăng kí học khi biết trường có đưa tiếng Nga vào chương trình giảng dạy. Từ con số 0, Lâm bắt đầu yêu thích, đam mê, cố gắng rèn luyện để có được thành tích xuất sắc như hiện tại.

Lâm tự ôn luyện vào được đội tuyển thi Olympic của trường. Mỗi ngày em dành ra ít nhất 2 tiếng ôn tập kiến thức trên lớp, sau đó tự mày mò thêm trong giáo trình. 

Ngoài những giờ học đội tuyển, Lâm tự học trên mạng. Em thường xuyên xem video của người bản xứ để học, trau dồi cách phát âm, từ vựng và khả năng nghe. Với em, tự học, tự nghiên cứu, tự trau dồi là những kỹ năng quan trọng cần phải có.

Chia sẻ về quá trình ôn tập, Lâm cho biết: “Những ngày cận thi, em dành ra 4 tiếng mỗi ngày để ôn. Cụ thể 1 tiếng ôn ngữ pháp, 1 tiếng ôn kỹ năng đọc và 2 tiếng còn lại cho kỹ năng nghe kết hợp với nói. Trước mỗi buổi học, em sẽ đặt ra mục tiêu ôn tập cho từng buổi”. 

Thêm vào đó, Lâm cũng phân rõ khung thời gian dành cho việc ôn tập: “Sáng em dậy sớm học bài để dễ tập trung và nhớ lâu hơn, buổi tối, sau khi hoàn thành bài tập các môn, em sẽ học ngữ pháp. Để ghi nhớ tốt, em hệ thống các từ vựng cùng nhóm, cùng chủ đề cho logic”. Đó cũng là phương pháp giúp em cải thiện và nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Ngoài ra, sau một ngày ôn tập, em hệ thống lại kiến thức đã học được một lần nữa và không quên đặt mục tiêu cho ngày kế tiếp. Lâm kiên trì với lịch ôn như vậy trong vòng 1 tháng.

Để đạt giải trong kỳ thi Olympic tiếng Nga, Lâm đã xuất sắc vượt qua 3 vòng thi với các thành tích, giải 3 cấp trường, lọt vào vòng chung kết cuộc thi và giành chiến thắng chung cuộc.

“Theo em, phần nói khá khó vì cần kết hợp kỹ năng nghe, sau đó tư duy trả lời một cách nhanh nhất mà vẫn đảm tính rành mạch và logic của phần trả lời. Em rất vui vì đã vượt qua được kỳ vọng của bản thân và đạt giải trong cuộc thi”, Lâm chia sẻ.

Trải qua các kỳ học trên trường, GPA của Lâm hiện tại đạt loại xuất sắc 3,4/4. Không chỉ có thành tích học tập nổi bật, Lâm cũng tham gia khá tích cực vào các cuộc thi, hoạt động do đoàn trường và địa phương tổ chức. 

Festival Văn hóa “Đa sắc màu Việt - Nga 2022” là sự kiện có ý nghĩa nhất với em. Lâm kể: “Để được tham gia hội thi, em phải thông qua bài kiểm tra online bao gồm các câu hỏi bằng tiếng Nga về những kiến thức lịch sử và văn hóa. Kỷ niệm mà em nhớ nhất là cùng mọi người nấu món salad truyền thống của Nga và giành giải Nhì chung cuộc cuộc thi đầu bếp tài năng tại Festival”. Chính những dịp giao lưu trải nghiệm văn hóa như vậy đã truyền cảm hứng cho em thêm yêu và gắn bó với tiếng Nga.

Chia sẻ về định hướng tương lai, Lâm nói: “Dù đạt được học bổng du học Nga, em vẫn sẽ tập trung nâng cao thành tích trong các kỳ còn lại ở trường với mong muốn sẽ tốt nghiệp cử nhân loại giỏi ngành Luật để có thể nhận được học bổng toàn phần từ Chính phủ Nga và Chính phủ Việt Nam, thuận lợi sang Nga du học theo chương trình Thạc sĩ”.

Ngô Yến 

Đi tắm biển nam sinh lớp 9 bị đuối nước, tử vong

Trong lúc cùng nhóm bạn đi chơi, nướng đồ ăn trên biển, em T. xuống tắm và bị đuối nước. Thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy ngay trong đêm.

Vụ học sinh lớp 4 tử vong ở Hải Dương: Phát hiện sự cố về điện

Khu vực học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ngã xuống bất tỉnh đã có sự cố rò rỉ điện từ hệ thống màn hình LED ra khung với mức điện áp đo được là 220V.

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Bức ảnh tốt nghiệp thần thái tự tin ngút ngàn của bé mẫu giáo gây sốt

MỸ- Bé gái 6 tuổi gây sốt mạng xã hội sau khi bức ảnh chụp trong buổi lễ tốt nghiệp mầm non lan truyền. Hình ảnh cô bé đĩnh đạc, tự tin ngút ngàn khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

3 cô gái trẻ yêu chung một người, lên kế hoạch trả thù bạn trai và cái kết

TRUNG QUỐC - Ba cô gái lên kế hoạch "tống bạn trai chung" vào tù vì anh ta lừa đảo, lấy của họ 15.000 USD. Rồi sau đó, họ rồi trở thành bạn, cùng nhau đi du lịch.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Chiến lược giúp chàng trai miền núi giành học bổng vào ĐH top đầu thế giới

Gia đình chỉ có thể chi trả khoản tài chính khiêm tốn, Hoàng Nguyên lo lắng đây sẽ là bất lợi cho em khi ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !