Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Từ đôi mắt rớm lệ người bán hàng ở Seoul, hãy nghĩ về hàng Việt

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần bán hàng Việt và câu chuyện đằng sau sản phẩm, với sự tự tôn dân tộc. Mỗi người hãy nghĩ về công sức đồng bào trong chuỗi giá trị sản xuất.

Tại lễ công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ về giá trị hàng Việt ngày nay và nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng chưa muốn dùng sản phẩm Việt Nam. Dưới đây là lược trích chia sẻ từ Bộ trưởng Hoan.

Nước mắt người bán hàng ở Seoul

Trong cuốn sách tôi từng đọc, có câu chuyện kể rằng, một người đàn ông trước chuyến đi công tác Hàn Quốc được chị đồng nghiệp cơ quan nhờ mua chai nước hoa Channel của Pháp. Dù đi công tác Hàn Quốc nhưng chị đó nghĩ, ra nước ngoài sẽ mua được hàng ngoại. Người đàn ông nói chị đồng nghiệp chụp bức hình chai nước hoa, gửi qua điện thoại để ông tìm mua.

Ngày cuối cùng của chuyến công tác, ông ra cửa hàng mỹ phẩm ở Seoul, mua chai nước hoa như trong hình. Cô bán hàng nhìn bức ảnh, đưa ra một chai nước hoa của Hàn Quốc. Người đàn ông thấy không giống và đề nghị tìm đúng chai nước hoa ảnh chụp. Tương tự, lần thứ hai, cô bán hàng vào kho, cũng lấy ra chai nước hoa khác không giống. Cô phải đi vào kho 5-7 lần như vậy, mới đưa ra chai nước hoa Pháp đúng như ảnh.

Người đàn trả tiền cho chai nước hoa, lúc này, ông nhìn trong ánh mắt cô bán hàng đang rớm lệ. Cô như buồn vì không đủ sức thuyết phục một người ngoại quốc mua hàng hóa, sản phẩm do Hàn Quốc làm ra. Cô như bất lực với nhiệm vụ mà Tổ quốc giao, mặc định, mỗi người dân cần bán những hàng hóa tốt nhất của đất nước mình. Khi chai nước hoa không bán được, cô đã làm mất đi cơ hội của đồng bào mình, bởi, phía sau món hàng đó là công sức lao động của biết bao người dân Hàn Quốc trong chuỗi sản xuất.

Từ câu chuyện trên có thể thấy, khi chúng ta bán một sản phẩm, chúng ta sẽ bán hàng với tinh thần yêu nước, để thấy, đằng sau mỗi thương hiệu định danh hàng Việt là thương hiệu quốc gia. Chúng ta bán được càng nhiều sản phẩm, đồng nghĩa, người lao động sẽ có việc làm ổn định, bớt hình ảnh đói đơn hàng và những lao động mất việc.

 Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về hàng Việt và nhận thức của người tiêu dùng, tối 14/3. (Ảnh: Hữu Long)

Đừng để hàng Việt chỉ bán ở vùng sâu, vùng xa

Trên website của các Bộ trong Chính phủ Singapore, họ thường để các các câu nói đại loại như sau: “Bộ của chúng tôi chỉ có khoảng 500-700 người, nhưng đất nước Singapore có 5-7 triệu dân. Công dân trong xã hội có kiến thức rộng lớn, Bộ chúng tôi cần sự chung tay, đóng góp của những kiến thức đó. Bởi, một mình Bộ không thể theo kịp sự vận động của thế giới”.

Từ câu nói trên, chúng ta thấy, sức mạnh của xã hội bao giờ cũng lớn. Tôi mong các doanh nghiệp, người dân có sáng kiến hãy đóng góp, cùng giúp Bộ NN-PTNT. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là của mọi người, ai cũng có bổn phận và trách nhiệm trong đó.

Cách đây 2-3 tháng, có người nói nhiều sản phẩm hàng Việt Nam phải len loi ở vùng nông thôn, ra đảo Phú Quý (Bình Thuận) hay về huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Điều đó nói lên, doanh nghiệp chấp nhận bán hàng tại vùng sâu, vùng xa, ở phân khúc xa xôi. 

Ý kiến trên có thể hơi cực đoan nhưng ai cũng thấy một phần xu thế đó. Bởi vậy, việc cần làm ngay là từ các phiên chợ hàng Việt Nam, cần khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc, để mỗi người Việt khi mua hàng, hiểu rằng, mình là một phần đất nước.

Khi so sánh một món hàng Việt Nam với hàng nước ngoài, một người sẽ ưu tiên dùng hàng nội địa, nhưng, có người lại nói, họ sẽ mua hàng Việt khi sản phẩm làm tốt được như  Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Mặt khác, nhiều sản phẩm Việt Nam đã tiệm cận hoặc tốt hơn hàng ngoại, nhưng đâu đó, trong tâm thức người tiêu dùng, có người không muốn mua hàng Việt bởi thương hiệu nội địa không đẳng cấp như các món hàng quốc tế.

Nếu nhìn ở vế thứ hai, có những mặt hàng Việt Nam chưa tốt bằng hàng nước bạn. Nhưng nếu nhìn và nghĩ về những công dân, doanh nghiệp Việt đang tạo ra sản phẩm, xúc cảm con người sẽ quyết định hành vi mua hàng, bên cạnh chất lượng sản phẩm đương nhiên phải được cải thiện.

27 năm tồn tại của Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao đã định vị thương hiệu nhiều mặt hàng trong tiêu dùng. Giờ là lúc cần kích hoạt bằng các phiên chợ tử tế để người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn, giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Chúng ta hãy nhìn câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm nội địa bằng tình yêu và tinh thần đoàn kết, có như vậy, hàng Việt Nam mới có thể đi xa như các sản phẩm khác trên thế giới.

519 doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao 2023

Sau 61.000 lượt bình chọn của người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc; tổng hợp ý kiến phản hồi từ 99 Sở, ngành thuộc 36 tỉnh/thành phố về doanh nghiệp, tối 14/3, 519 doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2023 – do người tiêu dùng bình chọn.

Trần Chung

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.