Từ chuyện lãnh đạo Trung Quốc vào siêu thị Việt...

"Cách đây khoảng một năm, có một vị lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc khi đến thăm Đà Nẵng đã yêu cầu chúng tôi đưa vào thăm siêu thị Big C. Điều đầu tiên mà vị lãnh đạo cấp cao này làm khi bước vào siêu thị là yêu cầu đưa đến xem một gian bán hàng Trung Quốc".

Đó là câu chuyện được Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết kể tại hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ hàng nông sản của các hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn Đà Nẵng, do Sở Công thương Đà Nẵng tổ chức sáng 9/5. Sau khi kết thúc hội nghị, ông Phùng Tấn Viết cho PV Infonet biết thêm:

"Chúng tôi đưa đi tham quan loanh quanh Big C nhưng không chỉ cụ thể một gian nào bán hàng Trung Quốc để vị lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc vào thăm. Ông ta hỏi chẳng lẽ hàng Trung Quốc mạnh như vậy mà không vào được siêu thị này? Tôi nói có lẽ hàng hoá của ông chưa cạnh tranh được tại đây. Tất nhiên không phải ở Big C không có hàng Trung Quốc, nhưng mình phải bảo vệ uy tín của hàng Việt Nam chứ!".

Qua việc vị lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc khi đến thăm Việt Nam, thăm Đà Nẵng lại yêu cầu đưa đến thăm gian bán hàng của nước họ tại một siêu thị lớn nằm trong chuỗi phân phối có thương hiệu toàn cầu, ông Phùng Tấn Viết nhận ra là họ làm những việc "rất cụ thể", rất thực tiễn chứ không chỉ nói lý thuyết về "thị trường ngách", "thị trường ngõ" trên các diễn đàn.

Và từ những việc "rất cụ thể" như vậy của cấp lãnh đạo mà hàng hoá Trung Quốc càng được tiếp thêm sức mạnh để quảng bá, để tràn ngập từ các siêu thị tầm cỡ giữa các TP lớn  cho đến các chợ xép, gánh hàng rong luồn lách vào tận các hang cùng, ngõ hẻm của nước ta và nhiều nơi khác. Trong khi đó, nhìn nhận về mình, ông Phùng Tấn Viết thẳng thắn: "Trong quá trình điều hành, quản lý của mình chắc chắn còn có những điều thiếu sót!".

Từ chuyện lãnh đạo Trung Quốc vào siêu thị Việt... - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết trao đổi với các nhà sản xuất nông sản và các nhà phân phối trên địa bàn Đà Nẵng về việc vì sao họ vẫn chưa gặp được nhau? (Ảnh: HC)

Có lẽ đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực tế như Phó Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng Nguyễn Thị Thuý Mai cho biết: Nhu cầu tiêu thụ các loại hàng nông sản trên địa bàn TP khá lớn. Trái cây khoảng 200 tấn/ngày, chủ yếu cung ứng từ phía Bắc (tất nhiên không thiếu hàng Trung Quốc) và Nam bộ; rau, hành, các thực phẩm khô... khoảng 350 - 400 tấn/ngày cũng chủ yếu từ phía Bắc và Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Nam. Còn hàng nông sản của chính Đà Nẵng lại chỉ chiếm từ 5 - 10% nhu cầu tiêu thụ của TP.

Vì lẽ đó, tại hội nghị sáng 9/5, ông Phùng Tấn Viết đã yêu các đại biểu tham dự tập trung nêu những vấn đề cụ thể để làm rõ vì sao giữa các cơ sở sản xuất nông sản với các nhà thu mua, phân phối, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, nhà hàng, khách sạn... trên cùng địa bàn Đà Nẵng vẫn chưa thực sự gặp nhau, chưa tạo được mối quan hệ tin tưởng, gắn kết lâu dài với nhau khiến không chỉ hàng nông sản mà còn nhiều mặt hàng khác của Đà Nẵng chưa chen chân được vào các siêu thị lớn ở TP này, hoặc nếu có thì chỉ rất hạn chế?

Từ đó, đã có khá nhiều vấn đề cụ thể được ông Phùng Tấn Viết kết luận tại hội nghị: Dành ngay một gian hàng ở chợ đầu mối cho các cơ sở sản xuất nông sản triển khai thí điểm việc giới thiệu sản phẩm và từ đây mà đưa hàng hoá vào các siêu thị, nhà hàng, khách sạn; giao Sở KH-ĐT phối hợp với Sở Công thương nắm bắt sản lượng sản xuất nấm vốn đang phát triển mạnh ở Đà Nẵng và tìm nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nấm để nâng cao giá trị gia tăng cho loại sản phẩm này. Lãnh đạo TP sẵn sàng hỗ trợ để hình thành nhà máy trong KCN...

Đặc biệt, người ta chú ý nhiều đến việc ông Phùng Tấn giao cho Sở Công thương Đà Nẵng hàng tháng phải có báo cáo cụ thể cho UBND TP về việc xây dựng và thúc đẩy mối liên kết giữa các nhà sản xuất nông sản trên địa bàn để tạo sản lượng lớn, thương hiệu mạnh, nâng cao trình độ công nghệ, quản lý; liên kết giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối để có thị trường tiêu thụ sản phẩm... Vì có nắm bắt được tình hình cụ thể thì lãnh đạo Đà Nẵng mới có thể tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành nhằm đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

"Chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối cho các nhà sản xuất và các nhà phân phối gặp nhau. Trước đây người ta nói "thương trường là chiến trường" nhưng bây giờ thương trường là "win - win", đôi bên phải cùng có lợi. Nhà cung cấp có lợi mà nhà phân phối cũng có lợi thì mới bền vững được. Nếu trong quá trình đó có điều gì vướng mắc, lãnh đạo TP rất mong muốn nhận được những phản ảnh cụ thể, kịp thời và sẵn sàng hỗ trợ giải quyết một cách thấu đáo" - ông Phùng Tấn Viết nhấn mạnh.

HẢI CHÂU

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !