Từ câu chuyện Thượng uý công an cứu trẻ đuối nước: Bác sĩ chỉ ra chìa khóa cứu sống nạn nhân, dốc ngược không tác dụng

Sơ cứu người đuối nước nếu dốc ngược lên và chạy với hi vọng để nước chảy ngược ra là sai khoa học 

Ngày 2/11, câu chuyện một cháu bé 7 tuổi bị đuối nước, may mắn được thượng uý công an cứu sống thật xúc động, được nhiều người chia sẻ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ có một chi tiết, thiếu uý công an đã cầm hai chân dốc ngược cháu bé chạy quanh sân, đây là động tác cấp cứu sai.
 
Theo BS Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, khi người chết đuối bị sặc nước, theo phản xạ ngay lập tức nắp thanh quản đóng lại, nước tràn vào phổi rất ít. Nạn nhân uống no nước vào dạ dày. Nguyên nhân chết không phải dạ dày chứa đầy nước, mà chết vì thiếu oxy, nên biện pháp dốc ngược chạy quanh sân không có tác dụng. Ngay cả khi phổi có một ít nước, thì dốc ngược cũng không thể ra được, nước trong phổi chỉ có thể hấp thụ vào máu khi nạn nhân thở được trở lại. Vì vậy, dốc ngược chỉ làm mất cơ hội cứu sống.
 
Bởi vậy, ngay khi đưa nạn nhân lên bờ, việc đầu tiên là kiểm tra trong miệng có dị vật rong rêu gì không, nếu có thì xoay đầu sang một bên để dùng ngón tay móc hết dị vật. Tiếp theo, kiểm tra nếu ngừng thở và không có mạch, thì phải thực hiện hồi sức tim phổi nhân tạo.
 
Đặt nạn nhân nằm ngửa, lòng bàn tay đặt lên trán ấn xuống, tay kia nâng cằm lên và cho nạn nhân há miệng. Hít hơi thật sâu, ngậm vào miệng nạn nhân và thổi trong 1 giây hết sức, làm như vậy 2 lần.
 
Lòng bàn tay đặt vào điểm giữa hai núm vú, tay kia đè lên mu với các ngón tay đan xen vào nhau, thực hiện ép tim 30 lần, độ sâu khoảng 5cm; làm liên tục như vậy, có thể kéo dài hàng tiếng cho đến khi nào nạn nhân thở lại thì mới dừng, rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
 
BS Phúc nhấn mạnh thổi ngạt và ép tim mới là chìa khoá cứu sống nạn nhân, dốc ngược không những chẳng có tác dụng, mà còn làm mất cơ hội cứu sống, đây là kiến thức và kĩ năng mọi người cần phải biết.

{keywords}
Hình ảnh Thượng uý công an cứu cháu bé.

Kĩ năng đầu tiên, là nhận ra một người bị đuối nước.
 
Chúng ta thường mặc định trong đầu rằng người đuối nước sẽ la hét, giãy giụa và kêu cứu. Thực tế không phải vậy. Nhiều gia đình đi tắm biến, có khi cùng nhóm khá đông người, bãi tắm cũng rất đông, nhưng bỗng dưng có một người chết đuối không ai biết.
 
Khi đuối nước, nước xộc vào mồm, nên người bị đuối nước không thể la hét, họ cũng bị chìm xuống thường là tư thế thẳng đứng, nên cùng lắm 2 tay giơ lên chới với như đang chơi đùa, cùng cái đầu lập lờ. Vậy nên khi đi tắm cùng nhau, mỗi người nên có trách nhiệm với người xung quanh, thấy ai đó để nước ngập đầu quá 20-30s thì phải nghĩ ngay rằng người đó bị đuối nước.

Tiếp theo, khi cứu người đuối nước, cần phải biết rằng theo phản xạ nạn nhân với được cái gì sẽ nắm chặt và không rời, với được ai đó thì sẽ dìm xuống để mình nổi lên. Bởi vậy, không nên để nạn nhân túm tay chân mình, sẽ rất nguy hiểm. Tốt nhất nên đưa cho nạn nân bất cứ cái gì có thể nổi, như cành cây, miếng xốp, phao bơi, phao tự tạo bằng quần áo, cây gậy… để nạn nhân bám chặt rồi kéo vào bờ.

Nếu tiếp cận nạn nhân trực tiếp, chỉ khi bạn là người có kĩ năng bơi lội rất giỏi, nên tiếp cận từ phía sau.
 
BS Phúc cho rằng hiện nay cần giáo dục sơ cứu người đuối nước. Cứu người đuối nước thế nào cho đúng cách thay vì mọi người chủ yếu truyền nhau kinh nghiệm, như dốc ngược và chạy nên nhiều trường hợp không cứu kịp.

Hành động thượng uý công an tìm mọi cách để cứu sống cháu bé, ai cũng cảm động, đó là hành động tuyệt vời, mọi người biết chuyện đều chân thành cám ơn. Nhưng qua câu chuyện này, chúng ta cũng cần phải nhìn thấy những thao tác sai, đó chỉ là kĩ năng cực kì cơ bản mà ở các quốc gia khác họ đều dạy hết sức cẩn thận, ai cũng biết. Đừng vì hình ảnh đẹp mà quên đi những chi tiết sai nguy hiểm – BS Phúc nhấn mạnh.

K.Chi   

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !