Từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên: Chuyên gia chỉ ra 3 điều may mắn

Theo PGS Đỗ Văn Dũng, qua trường hợp mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam có thể nói là khá may mắn vì bệnh nhân phát hiện nguồn lây chứ không phải thứ phát trong cộng đồng.

Theo PGS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM, việc phát hiện một ca đậu mùa khỉ tại TP.HCM có nhiều điểm may.

Thứ nhất, PGS Dũng cho rằng qua ca mắc này ý thức phòng dịch, không chủ quan lơ là của người dân được nâng lên.

Thứ hai, đây là ca bệnh không phải lây nhiễm trong cộng đồng, người bệnh hoàn toàn phát hiện qua các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ. Với tinh thần nhạy bén của nhân viên y tế, hệ thống kiểm soát y tế của thành phố đã nghi ngờ đậu mùa khỉ.

Thứ ba, bệnh nhân có yếu tố dịch tễ đi du lịch từ Dubai về. Bệnh nhân này không có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, bởi bệnh nhân hoàn toàn có yếu tố dịch tễ chứ không phải lây trong cộng đồng. PGS Dũng cho rằng nếu ca bệnh này lây trong cộng đồng, không rõ nguồn lây sẽ cực kỳ nguy hiểm vì chúng ta chưa biết nguồn lây của bệnh nhân.

COVID-19 có thể bị lây khi đi ra ngoài mà không biết và không biết mình lây từ ai. Còn đậu mùa khỉ chắc chắn khi tiếp xúc là mình biết nên việc truy vết dễ hơn, nhiễm khó hơn nên người dân cũng không quá hoang mang.

PGS Dũng nhận định đậu mùa khỉ không quá đáng lo ngại vì đến nay số ca tử vong vẫn rất ít. Bệnh đậu mùa khỉ đa phần lây lan qua đường tình dục và ở nhóm có quan hệ đồng tính.

Tuy nhiên, không nên chủ quan vì dịch bệnh này đã được Tổ chức y tế Thế giới ra tình trạng khẩn cấp về y tế, nó có tính lây lan toàn cầu.

Hiện nay, ngoài dịch đậu mùa khỉ, PGS Dũng ngai lo nhiều dịch bệnh cần tiếp tục được quan tâm như virus Adeno, sốt xuất huyết. So với đậu mùa khỉ có biểu hiện rõ ràng thì các bệnh này thường không có biểu hiện rõ ràng, người dân dễ chủ quan và nguy cơ biến chứng tử vong rất lớn, có thể tạo thành các ổ dịch lớn.

Ảnh minh hoạ.

Chiều ngày 3/10, Bộ Y tế cho biết cơ quan này đã nhận được báo cáo của Sở Y tế TP. HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox vi rút thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP. HCM, khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9/2022, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP. HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP. HCM).

Ngày 25/9/2022, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM.

PGS Dũng cho rằng hiện nay việc phòng bệnh ngoài dự phòng cộng đồng thì người dân cần duy trì phòng dịch cá nhân ở góc độ cao. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin nếu bệnh có vắc xin. Ngoài ra, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ được xem là yếu tố quyết định khả năng lây bệnh. Giữ vệ sinh bằng rửa tay thường xuyên, hạn chế nơi đông người. Khi bạn tiếp xúc nơi đông người cố gắng đeo khẩu trang phòng bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng ở một số người khác các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban và có thể kéo dài 2-3 tuần. Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn. 

Các tổn thương ngoài da có thể dao động từ một cho đến vài nghìn. Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy, và hình thành một lớp da mới.

Người có các triệu chứng nghi của bệnh đậu mùa khỉ, hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh đậu khỉ mùa cần chủ động liên lạc hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Khánh Chi 

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Đang cập nhật dữ liệu !