TS. Lê Xuân Nghĩa: "Không lo biến tướng khi mua nợ xấu"

TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng, VAMC sẽ có chức năng hoạt động như một ngân hàng đầu tư nên không lo chuyện sẽ có thêm một VAMC "phẩy" như trường hợp của Tổng công ty vốn Nhà nước – SCIC.

TS. Lê Xuân Nghĩa:
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cái gì quản không tốt cũng sẽ thành "phẩy" hết chứ không chỉ riêng VAMC.

Chỉ mua "nợ tốt"

Theo quy định mua bán nợ xấu của Công ty quản lý tài sản (VAMC) chỉ mua các khoản nợ xấu có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên với tổ chức và 1 tỷ đồng trở lên với cá nhân. Những quy định này có quá chặt không, thưa ông?

VAMC là công ty quốc gia nên sẽ mua những khoản nợ lớn, chỉ mua nợ của khu vực tư nhân, còn nợ của DNNN và nợ xây dựng cơ bản của Chính phủ sẽ do Bộ Tài chính xử lý. Do đó, một khoản nợ có thể đảm bảo bằng cổ phiếu của ngân hàng, trái phiếu Chính phủ, hàng hóa, bất động sản (BĐS)... VAMC sẽ không mua loại nợ này mà chỉ mua những khoản nợ được đảm bảo bằng BĐS hoặc được đảm bảo hỗn hợp bằng nhiều công cụ bảo lãnh, trong đó có BĐS chiếm tỷ lệ 65% tổng tài sản đảm bảo trở lên.

Thực tế phần lớn nợ của các NHTM ngoài trừ một số khoản nợ được đảm bảo bằng cổ phiếu, hàng hóa, công nghệ ... thì 70% được đảm bảo bằng BĐS, thậm chí 100% khoản nợ của DN được bảo lãnh bằng BĐS, nên việc yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo là hoàn toàn khả thi.

Còn đối với các khoản vay nhỏ không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng phải tự xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc NHNN tái cấp vốn trực tiếp để xử lý. Đây cũng là chuyện bình thường vì VAMC chỉ nên tập trung xử lý những khoản nợ xấu lớn.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC có nêu ra việc sẽ mua theo giá thị trường. Điều này có khả thi không khi cơ sở xác định giá thị trường của các khoản nợ xấu gần như không có?

VAMC khi đi vào hoạt động sẽ chỉ áp dụng 2 hình thức xử lý nợ xấu: mua theo giá thị trường bằng tiền hoặc bằng trái phiếu đặc biệt. VAMC có thể lựa chọn trong số nợ xấu khoản nào mua đứt bán đoạn nhanh thì bán theo giá thị trường bằng tiền mặt. Còn khoản nào có vấn đề thì mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Thực ra, việc mua nợ theo giá thị trường sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản nợ tốt, có khả năng phát mại lớn, thậm chí đã có khách mua chờ sẵn. Còn phần lớn các khoản nợ vẫn phải mua bằng trái phiếu đặc biệt.

TS. Lê Xuân Nghĩa:
Mục tiêu xử lý 40.000 -70.000 tỷ nợ xấu từ nay tới cuối năm là nhiệm vụ nặng nề

Có quan điểm cho rằng, nên để thành phần tư nhân tham gia xử lý nợ xấu thay vì đưa VAMC dưới sự quản lý của Nhà nước. Ông có đồng tình với quan điểm này?

Phương pháp giải quyết nợ hiện nay mà VAMC đặt ra là tối ưu, được nhiều nước áp dụng. Cách giải quyết nợ xấu của Việt Nam đang sử dụng là phương án Chính phủ can thiệp bằng tiền tệ, kết hợp với bằng ngân sách.

Việc xử lý nợ xấu bằng cách thức dùng tiền ngân sách, thời gian xử lý các khoản nợ xấu sẽ ngắn hơn, khoảng 2-3 năm, tín dụng tăng được 14-17% và GDP ở 8%, với những cách thức như bán tài sản nhà nước là cổ phần của doanh nghiệp nhà nước, vay ngoại, vay nội.

Còn nếu can thiệp xử lý nợ xấu bằng tiền tệ thì NHTW vừa bơm tiền vừa cảnh giác lạm phát, nên không thể bơm tiền một cách ồ ạt mà chỉ trong mức độ kiểm soát được. Vì thế, thời gian xử lý nợ xấu có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm, nghĩa là tín dụng sẽ tăng trưởng thấp trong một thời gian dài, bất động sản cũng phục hồi chậm hơn và GDP chỉ tăng ở 6-6,5%. Đây là cái giá chúng ta phải trả và phải chấp nhận vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Xử lý nợ xấu thông qua VAMC sẽ "kích" tín dụng tăng trở lại, thưa ông?

Quy định xử lý nợ xấu của VAMC dành nhiều ưu tiên cho DN. Khi NH đã bán nợ cho VAMC, DN sẽ chuyển sang nợ VAMC và tài sản thế chấp của DN nằm ở VAMC. Để hỗ trợ DN tiếp cận vốn NH khi không còn tài sản thế chấp, VAMC sẽ giúp biến nợ thành vốn góp vào DN (nếu thấy DN hoạt động tốt), tài trợ vốn lưu động cho DN hoặc bảo lãnh cho vay đối với DN, tái cơ cấu nợ/giãn nợ.

Do đó, khả năng tiếp cận vốn của DN sẽ tăng thêm, đồng thời NH sẽ giảm nợ xấu, bảng cân đối tài sản cũng sạch hơn. Thậm chí, nếu được đánh giá là DN tốt, VAMC có thể mua cổ phần của DN này, sau đó "đẩy" số cổ phần này sang NH.

Không lo VAMC bị "biến tướng"

Nếu VAMC mua cổ phần của DN và đẩy số cổ phần về NH, đồng nghĩa NH sẽ đầu tư vào hoạt động không thuộc ngành kinh doanh chính, rủi ro sẽ tiếp diễn?

Chắc chắn khi lựa chọn mua cổ phần của DN nào thì VAMC sẽ phải chọn DN tốt mới làm như vậy, chứ nếu không đúng là sẽ khiến ngân hàng thêm rủi ro, gánh nặng. Ngoài ra, NH cũng bị ràng buộc bởi quy định không được phép đầu tư vượt quá 11% vào lĩnh vực phi tài chính, nên đây sẽ là "hàng rào" để ngân hàng tránh rủi ro cho mình.

Tuy nhiên, với vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ đồng và vốn trái phiếu dự kiến 80.000 tỷ đồng, nếu con số nợ xấu cao hơn thì VAMC sẽ giải quyết ra sao?

VAMC là một định chế của NHNN nên có thể vay từ NHNN để giải quyết trong những trường hợp cần vốn để tăng trái phiếu đặc biệt lên hoặc sẽ tái cấp vốn trực tiếp, cho NHTM vay với kỳ hạn tương đối dài, ví dụ 3 năm và xử lý nợ xấu đến đâu sẽ giải ngân đến đó.

VAMC có chức năng và nhiệm vụ như một NH đầu tư, khi xong hết nhiệm vụ và sứ mệnh có thể chuyển sang mô hình NH đầu tư giống như Hàn Quốc đã thực hiện. Khi đó, toàn bộ chức năng đầu tư của các NHTM sẽ được rút lại, họ chỉ còn chức năng huy động và cho vay.

Ông vừa nói, VAMC có chức năng như một NH đầu tư và có thể vay vốn từ NHNN khi cần thiết. Liệu có lo ngại sẽ "đẻ" ra một VAMC "phẩy", giống trường hợp của SCIC hay không?

Thực ra, thủ tục để công ty VAMC tái cấu trúc một DN khá phức tạp. Căn cứ vào đề án tái cấu trúc, kế hoạch trả nợ, sản xuất kinh doanh của DN... VAMC sẽ thẩm định. Chắc chắn số lượng DN được VAMC đầu tư, cho vay rất ít, còn số bảo lãnh cho vay thì nhiều. Không nên quá lo lắng. Còn cái gì quản không tốt cũng sẽ thành "phẩy" hết chứ không chỉ riêng VAMC.

Từ nay tới cuối năm chỉ còn 5 tháng, liệu có đủ để VAMC giải quyết được 40.000 -70.000 tỷ đồng như mục tiêu Thống đốc NHNN đặt ra, thưa ông?

Đây đúng là một thách thức lớn đối với VAMC. Thời hạn dự kiến công ty này đi vào hoạt động là 9/7 tới, tuy nhiên tới giờ phút này các quy định quan trọng nhất cho hoạt động của công ty này vẫn chưa được ký: quy chế nội bộ hoạt động công ty mua bán nợ; quy chế phát hành trái phiếu đặc biệt.... Hy vọng trong một vài ngày tới sẽ hoàn thiện.

Thời gian còn lại từ nay tới cuối năm chỉ còn 5 tháng, mục tiêu xử lý tới 40.000 -70.000 tỷ đồng nợ xấu là một nhiệm vụ nặng nề. 

Theo tính toán của NHNN, dự kiến VAMC sẽ xử lý được khoảng 80.000 – 100.000 tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là 20% – 40%. Như vậy, với quy định tỷ lệ VAMC được hưởng là 2% tương ứng với mức thu của công ty là 320 – 800 tỷ đồng.

Với thời gian xử lý dự kiến là 5 năm thì mức thu hàng năm của VAMC là khoảng 60 – 160 tỷ đồng, dự kiến này sẽ đủ bù đắp các chi phí liên quan hàng năm của DN.

Nguyễn Hoài

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.