Trưởng phòng Giáo dục: Không cần thi trực tuyến, kết thúc năm học được rồi!

Dịch bệnh căng thẳng, không cần thiết phải thi trực tuyến, nhà trường có thể sử dụng điểm từ trước đến nay để đánh giá học lực, kết thúc năm học thời điểm này - ý kiến của Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ nói trúng ý phụ huynh

Theo kế hoạch, hiện tại chính là thời điểm hầu hết các trường sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ II và đánh giá xếp loại học sinh cuối năm học. Tuy nhiên, việc này không thể diễn ra do dịch bệnh bùng phát trở lại và có đến 36 địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường.

Thiếu điểm kiểm tra học kỳ thì không thể tiến hành tổng kết, kết thúc năm học. Vì vậy, nhiều phụ huynh mong kiểm tra đánh giá học kỳ II chuyển sang hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn cho các con.

Chị Hà Minh - phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: “Thời điểm này học sinh ở nhà, bố mẹ vẫn đi làm, các con học trực tuyến khiến bố mẹ đứng ngồi không yên. Con nhà tôi năm nay học lớp 3 ngày nào cũng học trực tuyến khá mệt mỏi.

Tôi mong rằng nhà trường cho các con kiểm tra bằng hình thức trực tuyến rồi cho các con nghỉ hè luôn. Bởi lẽ, học trực tuyến thời điểm này cũng rất thiếu hiệu quả, trong khi đó trừ học sinh thi chuyển cấp, còn học sinh thi chuyển lớp thì hầu hết được lên lớp”.

{keywords}
Có nên cho học sinh kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến?

Thế nhưng, kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến sẽ thực hiện thế nào lại là điều khiến không ít cơ sở giáo dục băn khoăn nhất là khi nhiều nơi cơ sở vật chất kỹ thuật chưa sẵn sàng, rồi làm sao đảm bảo công bằng vì kiểm tra trực tuyến khó kiểm soát được học sinh.

Liên quan đến vấn đề này, thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng ở thời điểm học sinh không thể đến trường vì dịch bệnh thì vẫn có thể tổ chức thi trực tuyến lấy điểm và tổng kết cuối năm cho các em.

Tôi nghĩ rằng việc kiểm tra trực tuyến có thể  áp dụng được ở các nền tảng như: Ms Team, Zoom, Google Meet… Khi làm bài kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến giáo viên sẽ yêu cầu học sinh bật cam, tắt mic.

Mỗi phòng thi là 1 lớp, cử 2 giáo viên quan sát. Nếu kiểm tra trắc nghiệm dùng nhiều mã đề, học sinh làm và phần mềm chấm luôn. Với môn tự luận, dùng nhiều đề, học sinh làm ra giấy, hết giờ chụp ảnh nộp bài để giáo viên chấm sau.

Việc kiểm tra trực tuyến cũng có thể bằng hình thức vấn đáp với 1 giáo viên - 1 học sinh kéo dài trong vài phút. Học sinh trả lời câu hỏi và giáo viên chấm điểm luôn”, thầy Tùng cho hay.

Còn ông Lê Hồng Vũ -Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho rằng kiểm tra trực tuyến khó công bằng vì thực tế không thể kiểm soát được học sinh.

Để có một đề thi trực tuyến tốt, trước hết phải có phần mềm chuyên dụng, không thể thi trên những phần mềm đang dạy trực tuyến, rồi với những giáo viên già đây là một khó khăn lớn.

Kể cả thi trắc nghiệm với nhiều mã đề, có bật camera thì cũng không chắc chắn được đó là câu trả lời đấy là của học sinh hay có người trợ giúp.

Theo tôi không cần thiết phải thi trực tuyến, nhà trường có thể sử dụng các cột điểm từ trước đến nay để đánh giá học lực, đồng thời kết thúc năm học vào thời điểm này vì nếu đánh giá không công bằng, không thực chất thì có làm cũng chỉ là hình thức.

Khi bước vào năm học mới, có thể cho học sinh làm bài khảo sát đầu năm. Điều quan trọng tôi nghĩ là Bộ GD&ĐT cần cho phép các địa phương thực hiện chủ trương này nếu không các trường sẽ không dám thực hiện", ông Lê Hồng Vũ nói.

Ý kiến của ông Lê Hồng Vũ chắc chắn được nhiều phụ huynh và học sinh ủng hộ, bởi chương trình năm học đã kết thúc, nếu cứ kéo dài học online trong lúc ngành giáo dục địa phương chưa quyết cho các con sẽ thi trực tuyến-thi trực tiếp hay không thi khiến cả giáo viên và học sinh mệt mỏi.

Hoàng Thanh

Bi kịch nam sinh tự tử sau hình phạt của giáo viên trước lớp

Yêu cầu học sinh đứng trước lớp đọc to một lá thư do cậu viết, giáo viên muốn nam sinh này nhận được sự ủng hộ từ bạn bè. Tuy nhiên, hình phạt lại có tác dụng ngược hoàn toàn.

Nữ sinh Quảng Bình bắt bạn quỳ, bò qua hai chân bị đình chỉ học 1 tuần

Nữ sinh túm tóc, tát vào mặt rồi bắt bạn quỳ, bò qua 2 chân đã phải nhận hình thức kỷ luật là đình chỉ học 7 ngày.

Sự thật việc người lạ lừa 'ba bị tai nạn' dụ dỗ học sinh Đà Nẵng

Đại diện công an phường Hoà Khánh Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) thông tin không có việc người lạ tới cổng trường báo tin ba bị tai nạn để dụ dỗ học sinh.

Nói đúng tên, thông báo 'ba bị tai nạn' lừa học sinh tại Đà Nẵng

Đối tượng nói đúng tên ba của học sinh, sau đó thông báo "ba con bị tai nạn, chú sẽ chở con đến gặp ba...".

50 học sinh Nghệ An bị bắt nghỉ học để phản đối phương án 'siết' xe điện

Chưa đồng tình về phương án quản lý việc kinh doanh xe điện 4 bánh, nhiều phụ huynh ở Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã yêu cầu con nghỉ học để phản đối.

Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Nguyên nhân ban đầu khiến hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn trưa.

Người trẻ cần kỹ năng số và ngoại ngữ để sinh tồn trong thời đại 4.0

Theo các chuyên gia, kỹ năng số, năng lực số, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ là những kỹ năng sống còn mà người trẻ cần có trong thời đại công nghệ số.

Mỗi học sinh đi ngoại khóa, giáo viên chủ nhiệm được 10.000 đồng?

Một trường THCS tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá với kinh phí 400.000 đồng/em. Thông tin gây chú ý lại là mỗi học sinh đi, giáo viên chủ nhiệm sẽ được 10.000 đồng từ công ty du lịch.

Tặng sách, lan tỏa văn hóa đọc tại 2 trường học ở vùng cao Hà Giang

Khoảng 1.000 cuốn sách vừa được trao tặng sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc tại Trường THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) và Trường THCS & THPT Tùng Bá (huyện Vị Xuyên).

Hàng loạt chiêu lừa nhắm vào trường học, mất trăm triệu sau phút bất cẩn

Thời gian qua, liên tiếp nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện ở các thành phố lớn, nhắm vào đối phụ huynh, học sinh như: “con cấp cứu ở bệnh viện”, “ba con bị tai nạn”, “học sinh nợ tiền mua hàng”…

Đang cập nhật dữ liệu !