Trung Quốc và ASEAN cùng hợp tác chống đại dịch Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát gây ra những mối lo ngại chung khiến Trung Quốc và ASEAN gạt bỏ bất đồng để cùng hợp tác chống lại dịch bệnh.

Chia sẻ trên tạp chí Diplomat, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Con đường Tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương, ông Lucio Blanco Pitlo nhận định rằng, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt ASEAN - Trung Quốc về dịch Covid-19 được xem là bước khởi đầu của Trung Quốc trong việc hỗ trợ và truyền kinh nghiệm cho những quốc gia khác chống lại dịch bệnh.

Nhân viên y tế Hàn Quốc phun khử trùng ngăn chặn virusSARS-CoV-2 lây lan. (Ảnh: AP)

Trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp tăng nhanh khắp thế giới, Trung Quốc và các nước láng giềng hiểu rằng cuộc chiến chống lại dịch bệnh đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng từng quốc gia. Do đó, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã có cuộc họp tại thủ đô Vientiane của Lào hôm 20/2 để thảo luận về những biện pháp chung nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Covid-19.

Đáng nói, cuộc họp không chỉ chú trọng tới khía cạnh y tế liên quan tới dịch Covid-19, mà cả những tác động tới xã hội và kinh tế cũng như khả năng khai thác công nghệ để giảm thiểu ảnh hưởng. Việc biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội có thể giúp Bắc Kinh thúc đẩy mô hình hợp tác tới các nước láng giềng Đông Bắc Á, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như cả những khu vực khác như Trung Đông và châu Âu, nơi virus SARS-CoV-2 đang trên đà lây lan nhanh chóng.

Do sự gần gũi về địa lý, quan hệ kinh tế và người dân, Đông Nam Á trở thành khu vực dễ bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Lượng khách du lịch hai chiều hàng năm lên tới 65 triệu lượt khiến khu vực này dễ bị tổn thương hơn. Đây là lý do không có gì đáng ngạc nhiên khi trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc được xác định ở Thái Lan, hay trường hợp tử vong đầu tiên vì Covid-19 bên ngoài Trung Quốc là ở Philippines. Tính đến ngày 2/3, khu vực ASEAN có 200 ca được xác nhận mắc Covid-19 và số ca nhiễm mới cũng gia tăng trong khu vực, trong đó Singapore và Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhìn chung số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Đông Nam Á không tăng mạnh. Trái lại, số ca nhiễm ở các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy và Iran đã tăng vọt. Virus SARS-CoV-2 cũng bắt đầu xâm nhập Đức, Pháp và phần còn lại của châu Âu, Mỹ, Kuwait, Bahrain và nhiều nơi khác ở Trung Đông.

Ngay cả trước phiên họp khẩn cấp tại Lào, các nước ASEAN đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp Trung Quốc chống dịch Covid-19.

Dù còn tồn tại những bất đồng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, mà cụ thể là tranh chấp hàng hải trên Biển Đông, nhưng yếu tố nhân đạo và mối đe dọa chung từ dịch bệnh đã khiến những khác biệt đó tạm thời được gạt sang một bên.

Điển hình, một công ty con thuộc Tập đoàn Sinar Mars của Indonesia đã quyên góp 14,4 triệu USD, trong khi một đơn vị khác gấp rút sản xuất các sản phẩm bảo vệ và vệ sinh để trao cho tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Việt Nam đã quyên góp hàng hóa và vật tư y tế trị giá 500.000 USD, trong khi đó Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cung cấp viện trợ y tế trị giá 100.000 USD. Malaysia, nhà sản xuất găng tay y tế lớn nhất thế giới, đã tặng Vũ Hán 18 triệu đôi găng tay y tế. Hội Chữ thập đỏ Philippines đã quyên góp được 3 triệu khẩu trang từ một nhà sản xuất trong nước và chính phủ Philippines cũng tặng Trung Quốc các mặt hàng thực phẩm và vệ sinh thiết yếu.

Có thể nói, mức độ thiệt hại khổng lồ về kinh tế và xã hội do dịch Covid-19 gây ra đòi hỏi các nước phải có một chiến lược mang tính phối hợp nhiều hơn. Đây chính là lý do khiến Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc tổ chức phiên họp đặc biệt do Philippines và Trung Quốc đồng chủ trì tại thủ đô của Lào.

Trong tuyên bố chung của hội nghị, 11 quốc gia đã đồng ý tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ thông tin y tế, cũng như trong các hoạt động thực tiễn để tăng cường khả năng chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác thông tin, đảm bảo thông tin kịp thời và chính xác, ngăn chặn thông tin sai lệch và tin tức giả mạo.

Hội nghị cũng nhấn mạnh thêm sự cần thiết phải tăng cường các cơ chế hợp tác do ASEAN và Trung Quốc dẫn đầu trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm và công nhận mức độ phát triển khác nhau của mỗi quốc gia thành viên trong hệ thống y tế công cộng. Các bên đồng ý giảm thiểu tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng các sản phẩm y tế khẩn cấp, đồng thời thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc và vắc-xin.

ASEAN và Trung Quốc cũng cam kết giảm thiểu tác động bất lợi của dịch Covid-19 đối với các nền kinh tế khu vực và phát triển xã hội. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á và thị trường du lịch nội địa. Cụ thể, Thái Lan, nơi đón nhận khoảng 11 triệu lượt khách đến từ Trung Quốc năm 2019, đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 do khủng hoảng. Singapore cũng đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2020 xuống 0,5% đến 1,5%. Hoạt động xuất khẩu của các nước trong khu vực sang Trung Quốc đối với các sản phẩm như dầu cọ, cao su, đồng, nhiên liệu và các khoáng sản khác hiện gặp khó khăn.

Liên quan tới lĩnh vực công nghệ, ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa, cũng như những nước dễ chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong Năm Kinh tế số ASEAN - Trung Quốc, hai bên sẽ thúc đẩy thương mại điện tử để duy trì các hoạt động kinh tế cho đến khi tình hình trở lại bình thường. Điều này có thể mang lại cơ hội không chỉ cho các đại gia thương mại điện tử Trung Quốc như Alibaba và JD.com mà còn cho các “kỳ lân” Đông Nam Á mới nổi như Grab, Go-Jek, Sea, Lazada và nhiều doanh nghiệp khác.

Trong khi dịch bệnh khiến nhiều người hạn chế tụ tập tại các trung tâm mua sắm, nó lại mở ra nhiều cơ hội hơn cho hoạt động kinh doanh trực tuyến. Sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) vào năm 2003 đã thúc đẩy thương mại kỹ thuật số ở Trung Quốc. Dịch Covid-19 cũng có thể làm thay đổi thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á, nơi có 622 triệu dân sinh sống.

Sau ca tử vong đầu tiên ở Mỹ vì mắc Covid-19, Tổng thống Donald Trump đã đồng ý rằng dịch Covid-19 sẽ đưa thế giới xích gần nhau hơn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thừa nhận những nỗ lực chưa từng có của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus. Khi Trung Quốc cùng với các nước láng giềng như ASEAN tìm ra nhiều biện pháp đối phó hiệu quả thông qua hợp tác, Bắc Kinh có thể đóng góp nhiều hơn vào chiến dịch toàn cầu chống lại dịch Covid-19. Việc Bắc Kinh phái một nhóm chuyên gia Trung Quốc tới Iran có thể báo trước việc sẽ có thêm các phái đoàn y tế tương tự được cử đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề khác, cho dù Trung Quốc vẫn đang phải tiếp tục cuộc chiến chống dịch bệnh trong nước.

Minh Thu

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !