Trung Quốc: Nhiều cha mẹ vung tiền, ép con tiêm hormone tăng chiều cao

Không ít trẻ em Trung Quốc được bố mẹ cho tiêm hormone tăng trưởng nhân tạo với hy vọng cải thiện chiều cao để có một tương lai rộng mở hơn.

 

 

Xu hướng cho con cái tiêm hormone tăng trưởng ở Trung Quốc xuất hiện do nhiều yếu tố như trẻ đang lớn lên trong môi trường có tính cạnh tranh cao, nhiều người có thu nhập dư dả để mua các sản phẩm đắt tiền, cùng mức độ hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị mới.

Trước đó, vào năm 2003, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn sử dụng hormone tăng trưởng nhân tạo đối với trẻ em. Theo các nghiên cứu, chiều cao của trẻ có thể tăng thêm 5 cm trong khoảng thời gian sử dụng hormone tăng trưởng là 5,5 năm.

{keywords}
Nhiều cha mẹ ở Trung Quốc lo lắng về chiều cao của con trẻ. (Ảnh: Daily Mail)

Cô bé Yan Yiping (11 tuổi) sinh sống ở thành phố Cát An thuộc tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, cho biết bản thân em cảm nhận mình khỏe mạnh. Tuy nhiên thực tế, chiều cao của Yan hiện thấp hơn mức trung bình so với các bạn đồng lứa. Với cô bé chiều cao không thành vấn đề, nhưng bố mẹ bé lại vô cùng lo lắng. Điều này khiến bố mẹ Yan quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ của y tế để giúp bé đuổi kịp tốc độ tăng trưởng như các bạn trong lớp.

“Bố mẹ nghĩ là cháu bị thấp. Nhưng cháu lại không cho là vậy. Nhiều bạn trong lớp còn thấp hơn cháu”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời bé Yan.

Vào thời điểm bắt đầu tiêm hormone tăng trưởng, bé Yan cao chưa tới 120 cm. Sau đó, mỗi đêm cô bé đều tiêm 1 mũi hormone tăng trưởng theo yêu cầu của bố mẹ.

Hiện tại, bé Yan đã cao được 131 cm, dù không biết đây kết quả từ sự tác động của hormone tăng trưởng hay là sự phát triển tự nhiên của cô bé.

Trong khi đó, theo báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vào năm 2018, những bé gái ở Trung Quốc cùng tuổi với Yan thường đạt chiều cao là 147 cm.

Những trường hợp như bé Yan ở Trung Quốc không phải là hiếm gặp.

“Chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu từ phía các bậc phụ huynh muốn tiêm hormone tăng trưởng cho con cái họ trong những năm gần đây”, Tiến sĩ Wang Xiumin thuộc Trung Tâm Y tế Nhi Thượng Hải cho hay.

“Cha mẹ có tâm lý lo lắng về chuyện con họ không được cao ráo hoặc sợ bọn trẻ bị thấp sẽ khó xin việc trong tương lai”, bà Wang nói.

Nhưng theo bà Wang, phần lớn những đứa trẻ mà bà từng thăm khám đều không thực sự cần tới tiêm hormone tăng trưởng.

Cũng theo bà Wang, đối với những trẻ không cần nhưng vẫn tiêm hormone tăng trưởng nhân tạo sẽ làm phá vỡ sự cân bằng các hormone trong cơ thể và làm giảm mạnh các hormone khác.

Song với nhiều cha mẹ, chiều cao mới là thứ quan trọng nhất bất chấp rủi ro.

Như cô Nancy Lin, một bà mẹ ở thành phố Thượng Hải cũng đang cân nhắc tiêm hormone tăng trưởng cho cậu con trai mới 5 tuổi. Bởi cô Lin lo lắng con trai sẽ bị các bạn khác bắt nạt, nếu như cậu bé là đứa trẻ nhỏ bé nhất trong lớp.

“Khi thằng bé lớn hơn, diện mạo của nó có thể không ổn như những bạn cao hơn và thằng bé sẽ có cảm giác tự ti. Thậm chí, thằng bé có thể không được làm những công việc đòi hỏi có chiều cao”, cô Lin cho hay.

Trong vòng 35 năm qua, chiều cao của các thanh thiếu niên Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, bởi chất lượng cuộc sống được cải thiện giúp nhiều gia đình có điều kiện chăm lo dinh dưỡng cho con cái.

Theo số liệu thống kê, tính trung bình trong giai đoạn từ năm 1985 – 2019, chiều cao trung bình của nữ giới 19 tuổi ở Trung Quốc đã tăng thêm 5 cm. Và đối với nam giới là 7,6 cm.

Tăng trưởng chiều cao của các bé trai Trung Quốc cũng đứng hàng đầu trên thế giới và các bé gái đứng thứ 3 trên thế giới.

Điều đó giúp ngành sản xuất và buôn bán mặt hàng hormone tăng trưởng ở Trung Quốc thu lợi khổng lồ. Theo công ty dịch vụ tài chính Southwest Securities, trong năm 2020, ngành này ở Trung Quốc đã đạt doanh thu 7,7 tỉ nhân dân tệ (1,19 tỉ USD).

Điển hình, tổng doanh thu của GeneScience Pharmaceuticals, nhà sản xuất hàng đầu mặt hàng hormone tăng trưởng ở Trung Quốc, đã tăng từ con số 1,06 tỉ nhân dân tệ (163 triệu USD) lên thành 5,8 tỉ nhân dân tệ (893 triệu USD) trong năm 2019.

Ông Song Tao, một dược sĩ thuộc Bệnh viện Nhân dân Khánh Dương thuộc thành phố Khánh Dương của tỉnh Cam Túc, cho hay chủ yếu hormone tăng trưởng được sử dụng ở dạng lỏng và chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày. Mức giá trung bình của hormone tăng trưởng sử dụng trong 1 tháng là từ 3.000 nhân dân tệ (461 USD) – 4.000 nhân dân tệ (615 USD).

Cũng theo ông Song, Bệnh viện Nhân dân Khánh Dương đã tiếp nhận ngày càng nhiều cha mẹ đưa con tới khám để đánh giá tăng trưởng của trẻ, kể từ khi phòng khám này mở cửa vào tháng 4/2019. Phòng khám cũng đã tiếp nhận hơn 500 phụ huynh đưa con tới khám và hơn 100 trẻ đã tiến hành điều trị bằng hormone tăng trưởng.

Trở lại trường hợp cô bé Yan. Cô bé cho biết cứ 3 tháng một lần cô bé lại được kiểm tra y tế và nhận đơn thuốc mới. Chi phí mà bố mẹ bé Yan bỏ ra cho mỗi lần thăm khám là hơn 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD).

“Cháu rất xót tiền. Bởi số tiền đó đủ để cháu mua nhiều thứ khác trong khoảng thời gian rất dài”, bé Yan tâm sự.

Trung Quốc: Cô gái kiện khách sạn vì để khách nam không mảnh vải che thân xông vào phòng

Trung Quốc: Cô gái kiện khách sạn vì để khách nam không mảnh vải che thân xông vào phòng

Cô gái ở Trung Quốc quyết định đi kiện khách sạn, sau sự việc một người đàn ông không mảnh vải che thân xông vào phòng của cô này trong đêm. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !