Trung Quốc gom hàng, nông dân được ‘làm giá’

Trong thời gian qua, với sự xuất hiện ồ ạt của thương nhân Trung Quốc trên đất nước Việt Nam, người nông dân lần đầu tiên mới có cơ hội được "làm giá" các sản phẩm do mình làm ra.

Trung Quốc gom hàng, nông dân được ‘làm giá’

Trung Quốc gom hàng, nông dân được ‘làm giá’

Khi người nông dân bán được giá cao, họ sẽ có lợi


Lâu nay, người nông dân hầu như không có quyền quyết định giá bán các sản phẩm do chính mình làm ra mà giá đều được các thương lái thu mua quyết định. Không được tự chủ quyết định, người nông dân sẽ ngày càng mất niềm tin vào công việc đồng áng của mình. Nếu điều đó kéo dài thì những nguy cơ đối với xã hội sẽ rất khó lường.

Cũng như những nhà sản xuất khác, nông dân là người sản xuất ra hàng hóa. Sản phẩm của họ chủ yếu là các mặt hàng nông sản, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày của con người. Vượt ra ngoài khía cạnh kinh tế, nông dân còn là những người đang âm thầm góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia và cho thế giới.

Việt Nam với khoảng 70% là người nông dân, có công việc và cuộc sống gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. Ngoài chức năng làm ra lương thực để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước thì họ còn góp phần vào xuất khẩu, thu về một lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia để phục vụ các nhu cầu nhập khẩu khác.

Hiện nay, nhiều nhận định cho rằng thế giới sẽ đối diện với nguy cơ thiếu lương thực trong tương lai không xa. Do đó, hơn ai hết, nông dân cần được bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho họ sống được với nghề nông và quan trọng hơn là họ không cảm thấy mình đang bị bỏ rơi.

Tại Việt Nam, đang có một xu hướng đáng lo ngại là người nông dân bỏ nghề nông để đi tìm công việc khác tại các đô thị. Nhiều người đã không thể bám trụ nổi với ruộng vườn khi giá cả đầu vào như con giống, phân bón, nhân công tăng cao, trong khi giá các sản phẩm do họ làm ra không ổn định, điệp khúc "được mùa, mất giá" vẫn không ngừng đeo bám. Ngoài ra, các rủi ro khác như hạn hán, lũ lụt, mất mùa, ... liên tục xảy ra một cách bất ngờ, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ.

Người nông dân Việt Nam đang chịu rất nhiều thiệt thòi. Trong đó, đáng kể nhất là hầu như họ không có quyền định giá bán sản phẩm do chính mình làm ra như những nhà sản xuất các loại hàng hóa khác. Đây là một đặc điểm đã tồn tại từ rất lâu nhưng vẫn chưa có cách nào giải quyết một cách triệt để và thấu tình đạt lý.

Trong khi các loại hàng hóa khác đang được điều chỉnh lên xuống theo giá thị trường thì giá các loại nông sản như rau, củ, quả, lúa, gạo, ... thường do thương lái và các nhà phân phối định giá. Từ lâu nay, lợi nhuận được làm ra từ những giọt mồ hôi và công sức của nông dân đang bị một nhóm nhỏ những người nắm quyền chi phối thị trường thụ hưởng.

Trong thời gian qua, với sự xuất hiện ồ ạt của thương nhân Trung Quốc trên đất nước Việt Nam, người nông dân lần đầu tiên mới có cơ hội được "làm giá" các sản phẩm do mình làm ra mà ít chịu sự o ép về chất lượng như trước đây khi bán cho các thương lái Việt Nam.

Còn nhớ trước đây, nông dân ở Lâm Đồng đã đứng trước tình cảnh sản phẩm do họ làm ra bị "rớt giá" thảm hại. Nhiều người đành phải bán đổ bán tháo để gở gạc phần nào vốn liếng, công sức do mình bỏ ra. Một số người khác thì mặc kệ, bỏ cho rau quả chết rụi, rơi rụng ngoài đồng bởi giá bán không đủ trả tiền thuê nhân công thu hoạch.

Ngược lại, khi doanh nghiệp Việt Nam đang bị các thương nhân Trung Quốc cạnh tranh thì ngoài sự đánh tiếng của các doanh nghiệp còn có hàng loạt những ý kiến từ những người có trách nhiệm được cất lên. Trong đó, đáng chú ý là ý kiến từ các hiệp hội ngành nghề như Hội nghề cá, cao su, tiêu, cà phê, ...

Khi không có sự xuất hiện của bên thứ ba thì thị trường các loại nông sản thực phẩm tồn tại một nghịch lý rất lớn. Đó là trong khi nông sản từ tay người nông dân đang bị định giá quá thấp thì người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở các đô thị lớn đang phải mua với giá quá cao. Trong đường đi của hàng nông sản, từ 'người nông dân' qua 'nhà phân phối' đến 'người tiêu dùng' thì cả hai mắt xích quan trọng là người nông dân và người tiêu dùng đang bị o ép và chịu nhiều thiệt thòi.

Không riêng gì các mặt hàng nông sản, thực phẩm, các mặt hàng sắt thép, ô tô, hay với một số sản phẩm khác, khi các thành viên của họ gặp phải khó khăn thì luôn có những tổ chức, hiệp hội của nhóm sản phẩm đó đứng ra bảo vệ quyền lợi, thậm chí có cả những đề xuất lên chính quyền địa phương hay Chính phủ nhờ can thiệp, giúp đỡ như đã từng xảy ra đối với các sản phẩm do nhà nước định giá như điện, nước, xăng dầu, ...

Các Hội nông dân từ địa phương đến trung ương là nơi duy nhất bảo vệ quyền lợi cho người nông dân nhưng đứng trước những khó khăn, các hội này chưa phát huy được vai trò của mình.

Khi đứng ra kêu gọi cần có những biện pháp bảo vệ thành viên của hội mình, liệu các người có trách nhiệm tại các hiệp hội này có tự hỏi rằng tại sao các thương nhân Trung Quốc đang mua được sản phẩm của nông dân với giá cao thì tại sao các doanh nghiệp Việt Nam với nhiều lợi thế hơn hẳn người Trung Quốc lại không đáp ứng được?

Trong khi liên tiếp những kêu gọi từ các hiệp hội đã, đang và sẽ được phát ra thiết nghĩ cũng cần có những tiếng nói bảo vệ lợi ích của người nông dân, đảm bảo cho người nông dân được thu lợi chính đáng từ thành quả lao động của mình và hãy tạo điều kiện để cho nông dân tự quyết định giá bán sản phẩm của mình.


Theo Vietnamnet

Theo Vietnamnet

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.