Trung Quốc bị chỉ trích thiếu minh bạch thông tin về mảnh vỡ tên lửa rơi trở lại Trái đất

Trung Quốc bị chỉ trích vì thiếu minh bạch thông tin liên quan tới các mảnh vỡ từ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B rơi trở lại Trái đất.

Những mảnh vỡ từ tên lửa đẩy lớn nhất của Trung Quốc - Trường Chinh 5B đã rơi xuống khu vực Ấn Độ Dương và gần phía tây quốc đảo Maldives vào hôm nay (9/5). Theo đó, phần lớn các mảnh vỡ của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B đã bốc cháy và tan rã trên Ấn Độ Dương sau khi rơi trở lại bầu khí quyển của Trái Đất.

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B được sử dụng để phóng một bộ phận mới của trạm vũ trụ Thiên Hòa của Trung Quốc vào quỹ đạo hôm 29/4. Nhưng sau đó, tên lửa được cho rơi vào tình trạng mất kiểm soát và bị trọng lực Trái Đất kéo xuống mặt đất.

{keywords}
Mảnh vỡ từ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi trở lại Trái đất hôm 9/5. (Ảnh: AP)

Truyền thông Trung Quốc xác nhận, các bộ phận của tên lửa đã rơi trở lại Trái đất vào lúc 10h24 sáng (giờ Bắc Kinh) và tại vị trí có tọa độ 72,47 kinh độ Đông và 2,65 vĩ độ Bắc. Theo đó, mảnh tên lửa của Trung Quốc rơi trở lại Trái Đất có chiều dài hơn 33m và nặng hơn 20 tấn.

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cho hay, các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc đã bay qua bán đảo Ả Rập nhưng không nói rõ là rơi xuống biển hay đất liền.

“Vị trí chính xác vật thể rơi và kích cỡ mảnh vỡ vẫn chưa được xác định cụ thể vào thời điểm hiện tại”, Reuters dẫn tuyên bố trên trang web của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ.

Vào năm 2020, một mảnh vỡ dài 12m của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B cũng đã rơi xuống ngôi làng tại bờ biển Ngà và gây hư hại một số nhà cửa. Nhưng không có báo cáo nào nhắc tới việc có thương vong về người trong sự việc này.

"Các quốc gia thám hiểm vũ trụ cần phải giảm thiểu rủi ro tối đa đối với con người và tài sản trên Trái Đất khi các vật thể không gian trở lại khí quyển, cũng như cần tối đa hóa tính minh bạch liên quan đến các hoạt động này. Rõ ràng, Trung Quốc đang không đáp ứng được các tiêu chuẩn về trách nhiệm liên quan đến các mảnh vỡ từ không gian ", Giám đốc NASA Bill Nelson nhấn mạnh.

Các chuyên gia nhận định, do phần lớn bề mặt Trái đất được nước bao phủ, do đó tỷ lệ những mảnh vỡ từ không gian quay trở lại Trái đất và rơi xuống mặt đất là khá thấp, cũng như tỷ lệ gây thương vong cho con người cũng rất thấp.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc thiếu minh bạch thông tin và cam kết về mức độ an toàn khi các mảnh vỡ từ tên lửa rơi trở lại Trái đất đã vấp phải sự chỉ trích của không ít chuyên gia.

“Điều quan trọng là Trung Quốc và các nước thám hiểm không gian cùng các công ty thương mại cần hành động có trách nhiệm và minh bạch để đảm bảo an toàn, ổn định, an ninh và bền vững lâu dài đối với các hoạt động ngoài không gian”, ông Nelson nói.

Theo nhà khoa học Jonathan McDowell tại Đại học Harvard, “vùng rủi ro” từ hoạt động rơi trở lại Trái đất của tên lửa Trung Quốc có thể nằm ở phía bắc như New York, Madrid hoặc Bắc Kinh, nhưng cũng có thể hướng về phía nam như Chile và Wellington của New Zealand.

“Điều này cho thấy các nhà thiết kế tên lửa Trung Quốc đã quá lười biếng khi không xác định rõ địa điểm rơi”, ông McDowell nhận định.

Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn Cầu lại phủ nhận những tuyên bố bày tỏ mối quan ngại được cho là “thái quá từ phía phương Tây” khi cho rằng tên lửa Trung Quốc “đã bị mất kiểm soát” và có thể gây nguy hiểm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 7/5 khẳng định, phần lớn mảnh vỡ từ tên lửa sẽ bị thiêu cháy trong quá trình trở lại Trái Đất và khó có khả năng gây nguy hại.

“Đó là chuyện bình thường trên toàn cầu khi các phần phía trên của tên lửa bốc cháy trong quá trình quay trở lại Trái đất. Như tôi biết, phần trên của tên lửa đã bị vô hiệu hóa, tức là nó sẽ bị đốt cháy gần như toàn bộ trong quá trình trở lại Trái đất. Do đó, khả năng gây nguy hiểm cho ngành hàng không hay các cơ sở và hoạt động dưới mặt đất là cực kỳ thấp”, ông Uông nói.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !