Nhật Bản sẽ phát triển vũ khí hạt nhân đáp trả Nga và Trung Quốc?
Hành động vừa qua của Nga đã gây phẫn nộ ở Nhật Bản, nhiều ý kiến kêu gọi Tokyo trang bị khả năng hạt nhân để có thể đáp trả Nga và Trung Quốc.
Theo báo cáo của RIA Novosti, Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản gần đây đã đưa tin rằng Quân khu phía Đông của Nga đã triển khai xe tăng T-80BV tại quần đảo Kuril (bao gồm cả quần đảo Nam Kuril).
Vị trí triển khai chính xác vẫn chưa được biết, nhưng truyền thông Nhật Bản phỏng đoán rằng, đó là tại các căn cứ trên đảo Iturup và Kunashir, những xe tăng này được sử dụng để thay thế xe tăng T-72B đã được triển khai trước đó ở quần đảo Kuril.
Xe tăng T-80BV của Nga. Nguồn: Xinhua. |
Sau khi Kyodo News đưa ra báo cáo này, nhiều chuyên gia quân sự và cư dân mạng của Nhật Bản đã vô cùng bức xúc, một số ý kiến cho rằng: “Sắp tới, Trung Quốc có thể tấn công Okinawa và Nga sẽ tấn công Hokkaido. Vì vậy, Nhật Bản phải chuẩn bị cho việc này, bao gồm cả việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân".
Một số ý kiến khác đánh giá, nếu Nga trả lại những hòn đảo này, Moscow sẽ mất quyền kiểm soát lối vào biển Okhotsk, nơi đặt các tàu ngầm hạt nhân của Nga. Theo quan điểm của Nga, điều này sẽ mở ra lối vào Bán đảo Kamchatka cho kẻ thù. Vì vậy, Nga sẽ viện mọi cớ để tiếp tục kiểm soát quần đảo Kuril. Chỉ có thể sử dụng vũ lực để buộc Nga trả lại quần đảo này.
Cá biệt, một số cư dân mạng đã đặt câu hỏi cho chính phủ Nhật Bản: "Nhật Bản đang làm gì vậy? Nước này phải triển khai binh lính, tên lửa đến Hokkaido và tăng số lượng Lực lượng Phòng vệ. Lực lượng này cần được củng cố ở phía bắc. Không có gì quan trọng bằng việc tăng cường sức mạnh đối phó với Nga".
Cũng có một số cư dân mạng Nhật Bản đã hết hy vọng về viễn cảnh một ngày nào đó Nhật Bản sẽ khôi phục lại "Lãnh thổ phương Bắc" (tên gọi của Nhật Bản cho quần đảo Nam Kuril).
Một cư dân mạng viết: "Tôi không hiểu tại sao Nga lại triển khai xe tăng trên quần đảo Kuril? Nơi đó là địa hình đồi núi, lẽ nào thực sự Nga sẽ tấn công Hokkaido? Trước đây, Nhật Bản đã có cơ hội để Nga trả lại những hòn đảo này, nhưng họ đã bỏ qua".
Một cư dân mạng khác nói: "Tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo đồng nghĩa với việc không thực lòng muốn tham gia đối thoại, Nhật Bản nên dừng các cuộc đàm phán vô nghĩa có như vậy và không thể ký kết hiệp ước hòa bình với Nga".
Do không ký được hiệp ước hòa bình sau khi Thế chiến II kết thúc, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đã bị ảnh hưởng. Trở ngại chính dẫn đến việc không ký được hiệp ước là chủ quyền của quần đảo Nam Kuril, Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này trên cơ sở hiệp ước biên giới thương mại song phương ký năm 1855.
Nga chỉ ra rằng quần đảo Nam Kuril đã trở thành một phần của lãnh thổ của Liên Xô theo kết quả của Chiến tranh thế giới thứ 2. Nga có chủ quyền không thể chối cãi đối với nó.
Năm 1875 theo Hiệp ước Sankt-Peterburg, Nga và Nhật Bản nhất trí rằng Nhật Bản sẽ từ bỏ tất cả các chủ quyền ở Sakhalin để đổi lấy việc với Nga từ bỏ tất cả các quyền đối với quần đảo Kuril.
Cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 là một thất bại quân sự của Nga. Năm 1905, Hiệp ước Portsmouth, kết thúc vào cuối cuộc chiến này, đã phía nam đảo Sakhalin cho Nhật Bản.
Mặc dù Nhật Bản đã chiếm đóng nhiều phần lãnh thổ ở Viễn Đông của Nga trong thời gian diễn ra Nội chiến Nga sau Cách mạng tháng Mười, Nhật Bản đã không chính thức sáp nhập các lãnh thổ này và sau đó đã rút khỏi các vùng này vào giữa những năm 1920.
Thực tế là đã không có hoạt động thù địch nào giữa Liên Xô và Nhật Bản sau trận Khalkin Gol kết thúc Cuộc chiến tranh biên giới Nhật-Xô năm 1939 đến trước khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản vào ngày 08 tháng 8 năm 1945. Sau khi lần lượt chiếm được các hòn đảo từ 18/08 đến 03/09/1945, Liên Xô đã trục xuất những người dân Nhật Bản hai năm sau đó.
Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký một tuyên bố chung, Liên Xô đồng ý xem xét khả năng chuyển giao các đảo Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký hiệp ước hòa bình.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sau đó đều không có kết quả. Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Nhật Bản trước tiên phải công nhận kết quả của Thế chiến thứ hai, bao gồm cả chủ quyền của Nga đối với quần đảo Nam Kuril.
Nga có động thái lạ trước cáo buộc của Mỹ về leo thang xung đột với Ukraine
Mỹ đã nâng mức cảnh báo từ “xung đột có thể xảy ra” thành “sẵn sàng xảy ra” ở biên giới Ukraine, Nga ngay lập tức có động thái lạ đáp trả cáo buộc này.
Đức Trí (lược dịch)