Trồng dừa sáp nuôi cấy phôi, trái mọc chi chít gốc, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng

Mỗi tháng thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng dừa sáp, anh Đặng Minh Bé (Trà Vinh) tiếp tục mở rộng vườn dừa, tuyển chọn những cây dừa sáp trái sai, tròn đều để sản xuất giống dừa sáp cấy phôi cung ứng ra thị trường.

Anh Đặng Minh Bé giới thiệu vườn dừa sáp của gia đình.

Anh Bé kể, anh xuất thân từ huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) -  quê hương của cây dừa sáp nên khi về lập nghiệp tại ấp Bình La, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, anh luôn mong muốn đưa cây dừa sáp về phát triển tại đây. Tuy nhiên, cây dừa sáp truyền thống thông thường chỉ có khoảng 2-3 trái sáp mỗi buồng nên hiệu quả kinh tế không cao.

Để cải thiện kinh tế gia đình, anh Bé bắt đầu tìm hiểu những nghiên cứu về cây dừa sáp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, phương pháp trồng dừa sáp từ nguồn giống nuôi cấy phôi tỏ ra ưu việt vì tỷ lệ cho trái sáp của cây dừa có thể tăng từ 5-10 lần so với trồng cây dừa truyền thống. Từ đó, anh Bé bắt đầu tham quan, học hỏi để về áp dụng.

Năm 2013, sau khi tìm hiểu kỹ phương pháp trồng dừa sáp nuôi cấy phôi, anh Bé đã mạnh dạn trồng thử nghiệm 600 cây trên diện tích 3ha. Theo anh Bé, sau 3 năm trồng, cây dừa ra lưỡi mèo, đến năm thứ 4 cây cho thu hoạch. Nếu chăm sóc kỹ, khoảng 27 ngày thu hoạch một đợt, mỗi cây có thể thu hoạch đến 13 lần trong năm.

Đến nay, bình quân mỗi cây dừa thu được 7 trái/đợt. Giá dừa sáp tuy có biến động theo mùa nhưng thường ở mức từ 100.000-150.000 đồng/trái, đặc biệt những ngày lễ, Tết, giá dừa sáp thường tăng lên từ 150.000-250.000 đồng/trái.

“Bình quân, mỗi cây dừa sáp cấy phôi thu khoảng 1 triệu đồng/tháng, hiệu quả gấp 5-10 lần so với giống dừa sáp truyền thống và 20 lần so với trồng dừa thông thường” - anh Bé tính toán.

Tuy nhiên, cũng theo chia sẻ của anh Bé, hiện nay giá thành sản xuất giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi vẫn còn cao, khi đến tay nông dân có giá khoảng 800.000 đồng/cây. Trong quá trình trồng, sẽ tốn thêm phân bón, công chăm sóc, đến khi thu hoạch chi phí mỗi cây khoảng 1,2-1,3 triệu đồng.

Tuy chi phí cao nhưng chỉ cần chăm sóc tốt là có thể hoàn vốn sau 2 đợt thu hoạch. Theo anh Bé, tuy dừa sáp cấy phôi trồng rất dễ nhưng nhà vườn cần phải chăm sóc kỹ hơn so với các giống dừa truyền thống bởi cây giống rất mắc. Để trồng dừa sáp sai trái, bà con nông dân nên trồng thưa, mỗi cây cách nhau khoảng 7m trở lên để hạn chế các tàu dừa giao bẹ với nhau.

Đặc biệt, cần thăm vườn dừa thường xuyên nhằm sớm phát hiện bệnh thối đọt, bọ cánh cứng để xử lý kịp thời. Sau khi thu hoạch 3 đợt nên bón lót 1 lần phân hóa học, mỗi năm nên bón 1 lần phân hữu cơ, mùa khô nên tưới nước thường xuyên để tránh rụng trái.

Chia sẻ về hướng phát triển của vườn dừa, anh Bé cho biết: “Thời gian qua, khi tôi thu hoạch xong thì có đại lý tại TP Trà Vinh thu mua bán cho các đối tác ở TP Hồ Chí Minh. Một số để lại làm mứt dừa sáp, kem, kẹo... cũng được tiêu thụ hết. Từ đó cho thấy nhu cầu dừa sáp để ăn tươi, dùng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và xuất khẩu vẫn còn rất lớn. Tôi sẽ mở rộng vườn dừa, tuyển chọn những cây dừa sáp trái sai, tròn đều, để xây dựng bộ giống dừa chất lượng, năng suất cao nhằm sản xuất giống dừa sáp cấy phôi cung ứng ra thị trường”.

Bỏ nghề bác sĩ, mẹ đơn thân tự khởi nghiệp nghề thú bông handmade

Bỏ nghề bác sĩ, mẹ đơn thân tự khởi nghiệp nghề thú bông handmade

Từ bỏ nghề bác sĩ thú y đã theo học 5 năm, chị Trần Thị Hạnh dũng cảm theo đuổi đam mê với nghề móc thú bông len, mang sản phẩm của mình tiếp cận với nhiều khách hàng trong nước và quốc tế.

Theo BÌNH MINH (Báo Cần Thơ)

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.