“Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng sâu vào y tế, bác sĩ vẫn không lo thất nghiệp”

Nhấn mạnh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm thay đổi mạnh mẽ ngành y tế những năm tới, song theo Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse (Pháp), dù AI được ứng dụng sâu vào y tế thì nó vẫn không thể thay thế được bác sĩ, các bác sĩ không lo thất nghiệp.

Nhận định nêu trên được Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse (Pháp), một trong những chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế chia sẻ tại hội thảo chủ đề “Trí tuệ nhân tạo – AI trong y tế” vừa được Bộ Y tế và FPT phối hợp tổ chức ngày 22/2 vừa qua.

“Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng sâu vào y tế, bác sĩ vẫn không lo thất nghiệp” - ảnh 1

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse (Pháp) chia sẻ tại hội thảo chủ đề “Trí tuệ nhân tạo – AI trong y tế”.

Đề cập về bức tranh tổng quan tình hình phát triển lĩnh vực AI trong y tế trên thế giới, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: AI đang làm thay đổi toàn bộ thế giới về mọi mặt. Theo báo cáo Marketsandmarrkets, thị trường AI tăng trưởng trên 36%/năm, nếu chỉ tính riêng sản phẩm hoàn toàn AI 100% thì đạt khoảng 16 tỷ USD năm 2017 và với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, con số này được dự báo sẽ lên tới gần 200 tỷ USD vào năm 2025. Hiện nay, đang có cuộc đua về AI, các nước lớn trên thế giới đều phải có chính sách, chương trình chiến lược về AI để khỏi bị lạc hậu, đào thải.

Cho biết y tế chính là một trong các lĩnh vực có nhiều ứng dụng AI nhất và phát triển mạnh nhất, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cũng cho hay, AI được dự báo sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành y tế trong những năm tới. Số liệu của Marketsandmarrkets chỉ ra rằng, thị trường AI y tế tăng trưởng tới 50%/năm, từ 2,1 tỷ USD năm 2018 dự kiến sẽ đạt trên 36 tỷ USD vào năm 2025, chiếm khoảng 20% toàn bộ thị trường AI.

“AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh 40%. Tính tổng lại thì cùng một đồng tiền bỏ ra, bệnh nhân được khám chữa bệnh tốt hơn gấp 3 lần nhờ có AI. Nếu chỉ tính riêng nước Mỹ, trong khoảng 10 năm tới, AI được dự báo có thể giúp Mỹ tiết kiệm mỗi năm khoảng 150 tỷ USD, và con số này của cả thế giới là khoảng 500 tỷ USD trong 10 năm tới”, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Nhấn mạnh sự phát triển của AI gắn liền với phát triển của dữ liệu, ông Dũng cho biết, nhiều dữ liệu chính là động cơ để cho phép AI phát triển nhanh hơn. AI y tế gắn liền với sự phát triển lượng dữ liệu y tế, tăng gần 50%/năm và được dự báo sẽ có hơn 2 triệu T bytes dữ liệu AI trong y tế vào năm 2020.

Có thể kể đến những ứng dụng sâu rộng của AI trong y tế như sổ y tế điện tử bao gồm cả bệnh án điện tử; theo dõi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng ngày; khám chữa bệnh điện tử; phòng bệnh và phát hiện bệnh từ sớm, như bệnh tim nạch, bệnh ung thư; chẩn đoán bệnh dựa trên phân tích hình ảnh y tế; điều trị; y tá ảo; nghiên cứu tìm thuốc mới, nhờ có AI mà thời gian tìm ra thuốc mới bằng 1/4 so với trước đây; đào tạo bác sĩ…

Đáng chú ý, nói về ảnh hưởng của AI đến bác sĩ và bệnh nhân, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, AI không thể thay thế bác sĩ, các bác sĩ sẽ không lo bị thất nghiệp và ngành y không lo bị thất thu.

“Khi người ta giàu lên thì tỷ lệ tiền dư để chi cho chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên. Bởi vậy tỷ lệ nguồn thu của ngành y tế trong toàn bộ nền kinh tế thế giới không những không giảm đi vì công nghệ; mà ngược lại chi cho y tế ổn định và tăng lên khi người ta giàu có. Điều đáng quan tâm là AI sẽ khiến cho những người làm trong ngành y tế phải thay đổi cách làm việc, các bác sĩ phải biết sử dụng công nghệ AI để giỏi lên, làm việc hiệu quả cao hơn”, ông Dũng giải thích.

Đối với bệnh nhân, theo chuyên gia đến từ Đại học Toulouse, AI được ứng dụng sâu vào lĩnh vực y tế sẽ giúp cho bệnh nhân được chăm sóc tốt lên với chi phí rẻ đi, thêm nhiều bệnh được chữa, thêm nhiều người được chăm sóc và cả những người nghèo ở vùng xa xôi cũng được chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, AI được ứng dụng mạnh mẽ và sâu rộng trong y tế cũng hướng tới phát triển y tế theo nhu cầu; đồng thời giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của mọi người. “AI sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong ngành y tế”, ông Dũng nhấn mạnh.

Chia sẻ ở góc độ cá nhân, PGS. TS Đinh Văn Hân, Viện Bỏng Quốc gia cũng cho rằng ứng dụng công nghệ AI sẽ hỗ trợ đắc lực các mảng hoạt động của ngành y như: đào tạo y khoa, chẩn đoán và điều trị, giúp tăng năng suất khám bệnh, giảm sai sót lâm sàng…

Minh chứng cho nhận định của mình, PGS. TS Đinh Văn Hân phân tích, trong chẩn đoán và điều trị bệnh, ứng dụng AI có thể thay thế được một phần việc khám bệnh. Khám bệnh Tây y có nhìn, sờ, gõ, nghe, còn trong Đông Y là vọng (nhìn, quan sát), văn (nghe, ngửi), vấn (hỏi), thiết (sờ). Trong khám bệnh, nhìn là quan trọng nhất và với công nghệ xử lý hình ảnh của AI sẽ hỗ trợ được khâu này, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Đề cập đến khả năng ứng dụng AI trong y tế Việt Nam, ông Phạm Xuân Viết - Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế) cho biết, ngành y tế đang tập trung và kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện các nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ AI trong thực tiễn các sản phẩm khám chữa bệnh; hiện cũng đã thí điểm 1 vài phần mềm, hệ thống của nước ngoài nhưng rất trân trọng những hệ thống AI do người Việt phát triển.

Nhấn mạnh để không lạc hậu thì ngành y tế Việt Nam cần phải ứng dụng được AI, ông Viết cho biết ứng dụng AI là lĩnh vực Bộ Y tế đang rất quan tâm và sẽ tạo điều kiện để cộng đồng, doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, đại diện Cục CNTT – Bộ Y tế cũng chia sẻ: “Hành lang pháp lý cho ứng dụng CNTT là thách thức chung, trong thời gian tới chúng tôi sẽ xem xét để có thể giải quyết vấn đề này. Chúng tôi sẽ suy nghĩ để tạo ra cơ sở dữ liệu lớn để tạo điều kiện cho cộng đồng công nghệ nghiên cứu”.

Từ khóa: công nghệ mới AI trí tuệ nhân tạo y tế y tế thông minh ứng dụng CNTT cách mạng công nghiệp 4.0 FPT FPT Software

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Hơn 12.000 học sinh, sinh viên được đào tạo về công nghệ AI

Đến nay đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên đến từ 95 trường học tại 21 tỉnh thành trên cả nước được đào tạo về vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Đang cập nhật dữ liệu !