Trẻ tiêm phòng vắc xin Covid-19 xong, bao lâu tiêm được vắc xin khác?

Ngoài vắc xin Covid-19, trẻ vẫn cần tiêm thêm nhiều loại vắc xin khác, vì vậy thời gian tiêm giữa các loại vắc xin phòng bệnh khác nhau ít nhất 2 tuần.


Cả nước đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tới 11 tuổi để đảm bảo trẻ có thể yên tâm tới trường, tham gia các hoạt động vui chơi đông người.

Tuy nhiên, trong độ tuổi này ngoài vắc xin Covid-19, trẻ còn tiêm các loại vắc xin khác như cúm mùa, phế cầu, viêm não Nhật Bản, não mô cầu, sởi quai bị … nhiều phụ huynh thắc mắc không biết trẻ tiêm vắc xin Covid-19 trong bao lâu thì tiêm được vắc xin khác hoặc ngược lại tiêm những vắc xin này bao lâu thì tiêm được vắc xin Covid-19.
 
TS.BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, trước đây Uỷ ban tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo vắc xin Covid-19 và các vắc xin khác nên tiêm cách nhau ít nhất 14 ngày.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, các cơ quan này nhận thấy có nhiều trẻ bị trễ lịch tiêm các vắc xin khác và có nguy cơ mắc các bệnh khác ngoài Covid-19. Vì vậy, khuyến cáo mới nhất của CDC-Hoa Kỳ là có thể tiêm cùng thời điểm và tiêm ở các vị trí khác nhau. 

Hai loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi thuộc nhóm vắc xin RNA thông tin. Vắc xin này không bị ảnh hưởng bởi kháng thể lưu hành trong máu của người được tiêm vắc xin.

Ngược lại, kháng thể được tạo ra từ vắc xin Covid-19 là đặc hiệu với protein gai, không bị ức chế hoặc tương tác với các kháng nguyên có trong các loại vắc xin hiện có trên thì trường hiện nay, kể cả vắc xin sống giảm độc lực như sởi, thuỷ đậu, vắc xin 3 trong 1 Sởi-Quai bị-Rubella, …

{keywords}
Tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ.

Để trẻ có miễn dịch tốt nhất phòng ngừa bệnh Covid-19 cũng như không chậm trễ việc tiêm ngừa các vắc xin khác và cũng đảm bảo việc theo dõi an toàn sau tiêm chủng vắc xin Covid-19, BS Nhàn khuyến cáo: Không trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 cho những trẻ trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác cho dù mới tiêm dưới 14 ngày.

Ngược lại, những trẻ mới tiêm vắc xin Covid-19 thì nên đợi ít nhất 14 ngày sau mới tiêm các vắc xin khác với mục đích là để tập trung theo dõi các tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc xin Covid-19, trong đó có viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

Tuy nhiên, trẻ có thể tiêm vắc xin khác mà không chờ đến 14 ngày sau nếu việc tiêm vắc xin khác là rất cần thiết.
 
Cũng theo BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Thùy, Phó Khoa Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, việc trì hoãn tiêm các loại vắc xin phòng bệnh khác có thể làm trễ lịch tiêm của trẻ khiến việc phòng ngừa các bệnh này kém hiệu quả.
 
BS Thuỳ cho biết vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng là Pfizer và Moderna. Đây là vắc xin mRNA, không phải vắc xin sống giảm độc lực, do đó sau khi tiêm ngừa Covid-19, trẻ vẫn có thể tiếp tục tiêm các loại vắc xin khác theo lịch hẹn, nên không cần trì hoãn.
 
Theo Bác sĩ Thùy, phụ huynh nên động viên tinh thần trẻ trước khi tiêm phòng, đồng hành cùng con trong suốt thời gian trước, trong và sau khi tiêm.
 
Trước những ngày tiêm cần giữ gìn sức khỏe ổn định cho trẻ. “Hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động kéo dài dưới trời nắng nóng trước ngày tiêm từ 1 đến 2 ngày, để tránh làm trẻ bị cảm, sốt sẽ khó thực hiện mũi tiêm hoặc sẽ khó có thể phân biệt nguyên nhân sốt là từ vắc-xin hay trẻ đang bị bệnh sau khi tiêm.”, Bác sĩ Thùy nhấn mạnh.
 
Tương tự các loại vắc xin khác, khi tiêm vắc xin Covid-19 trẻ có thể có các dấu hiệu tại chỗ tiêm như: sưng, đau, đỏ và dấu hiệu toàn thân như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, chán ăn…. các dấu hiệu này sẽ giảm sau 3 ngày.

Sau tiêm, phụ huynh theo dõi dấu hiệu viêm cơ tim, như: đau ngực, khó thở trong vòng 7 ngày và vẫn tiếp tục theo dõi trẻ trong 28 ngày theo khuyến cáo của Bộ y tế.

Đối với các trẻ đã từng mắc Covid-19, trẻ vẫn cần tiêm ngừa Covid. Thời gian tiêm là cách 3 tháng, tính từ thời điểm trẻ có xét nghiệm dương tính với Covid-19 – BS Thuỳ cho biết.

K.Chi 

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Đang cập nhật dữ liệu !