Trẻ em đau dạ dày, đâu là nguyên nhân khiến bệnh gia tăng?

Nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em, có thể gặp ở trẻ mẫu giáo và tuổi hay gặp nhất là 10-14.

{keywords}
Trẻ thủng dạ dày tá tràng đang được điều trị tại BV Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí


Thủng dạ dày tá tràng vì ăn nhiều đồ cay nóng

Khoa Ngoại tiêu hoá và Tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị viêm loét dạ dày, trong đó có trường hợp biến chứng thủng dạ dày tá tràng. 

Đó là trường hợp bé nam Đ. T. D., 11 tuổi, tại Xã Hồng Phong, Thị xã Đông Triều. Ngày 1/11/2020 sau khi ăn tối trẻ xuất hiện đau quặn bụng dữ dội quanh rốn, sau lan ra khắp bụng. Trẻ nôn 3 lần ra dịch tiêu hoá đã được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều, và được chuyển Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp tục điều trị.

Qua thăm khám và kết quả chụp X- quang bụng với hình ảnh thủng tạng rỗng, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cho bệnh nhi. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy mặt trước hành tá tràng có 1 lỗ thủng đường kính khoảng 0,7 cm, xung quanh ổ loét xơ chai.

Theo lời mẹ bệnh nhi cho biết tại nhà, trẻ có chế độ học tập, sinh hoạt điều độ, tuy nhiên trẻ có thói quen ăn nhiều tương ớt, thường xuyên chấm đồ ăn với tương ớt trong các bữa ăn… 

Chủ yếu do stress

Trao đổi thêm với phóng viên về bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho rằng, thông thường bệnh dạ dày ở trẻ em khác với người lớn là không có biểu hiện (người lớn ợ chua còn trẻ thì không). Nhiều trường hợp trẻ bị đi ngoài ra máu khám mới biết nguyên nhân là do đau dạ dày đã nặng đến mức xuất huyết. Tình trạng này rất hay gặp vào các mùa thi. 

Còn trường hợp ăn cay nóng khiến viêm loét dạ dày đến mức thủng dạ dày tá tràng như trường hợp bệnh nhi ở Quảng Ninh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Đặc biệt, theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Trẻ có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó tuổi hay gặp nhất là 10-14.

Cũng theo ông, đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Trong số những trẻ đến khám vì lý do đau bụng âm ỉ thì có đến quá nửa là đau dạ dày.

"Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề stress. Ở trẻ lớn là do bị ép học quá nhiều. Một số cha mẹ vì muốn con học giỏi, muốn quản lý con mà tìm cách đăng ký cho con học càng nhiều lớp càng tốt, học ở trường, học thêm, gia sư... Với trẻ nhỏ, lý do lại là vì bị ép ăn. Cha mẹ nào cũng thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép con ăn cho bằng được rồi hay kêu "Ăn chậm quá, ăn nhanh lên. Từ đầu bữa đến cuối bữa mãi không hết bát cơm". Điều này khiến bé lúc nào ăn cũng lo lắng, không cảm thấy ngon miệng", PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh. 

Trong khi đó, cảm giác thèm ăn rất quan trọng. Khi ép trẻ cố nuốt sẽ khiến con cảm giác muốn nôn oẹ, thậm chí ợ lên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày (dịch dạ dày chứa axits trào ngược lên thực quản). Đièu này rất nguy hiểm. 

Bởi theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, dạ dày có thể chịu được axit còn thực quản không chịu được nên mới gây ợ nóng. Nếu trào lên họng sẽ gây ho. Để lâu có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm vi khuẩn H.Pylori phối hợp với một trong 2 yếu tố gây stress như trên. Trẻ bình thường cũng có một tỷ lệ nhất định mang vi khuẩn này (30-50%), nhưng chỉ khi bị tác động của 2 yếu tố kia mới gây bệnh và khiến bệnh càng nặng hơn.

Tiến sĩ Dũng cho biết, biểu hiện của bệnh chủ yếu là những cơn đau bụng, không dữ dội mà âm ỉ, giống như giả vờ một lúc là hết. Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ trẻ không diễn tả đúng cơn đau, vị trí đau nên nhiều trường hợp người lớn dễ bỏ qua. Một số phụ huynh lại nghĩ trẻ đau bụng do ăn uống, giun sán, nên thường cho trẻ uống thuốc tẩy giun.

Ngoài ra, ở một số cháu có biểu hiện cấp tính như đột ngột nôn, đi ngoài ra máu, có trường hợp da xanh lớt, mệt không học được, gục trên lớp gia đình đưa đến bệnh viện thì mới biết là đau dạ dày.

Tiến sĩ Dũng khuyến cáo, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm nếu thấy trẻ hay kêu đau bụng. Tình trạng viêm, loét để càng lâu có thể loét sâu, ăn vào mạch máu, gây chảy máu. Lúc này cần phải truyền máu, cầm máu, trường hợp đặc biệt không cầm máu nổi phải nội soi can thiệp. Đã có trẻ phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày.

Để phòng bệnh, các bác sĩ cho rằng cần thay đổi thói quen sinh hoạt: hạn chế đồ cay nóng như tương ớt, gà chiên cay, mì cay; ăn nhanh không nhai kỹ; ăn không đúng bữa; bỏ bữa, sinh hoạt; ăn ngủ không điều độ… Đồng thời các phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở con em mình duy trì chế độ ăn uống, vận động, học tập điều độ, khoa học để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến sức khoẻ.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi máy tính, xem tivi hay nhảy múa hát ca trong bữa ăn... Việc vừa ăn, vừa xem hoặc chơi đùa khiến trẻ phân tâm, sao nhãng dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn, trẻ không cảm thấy món ăn ngon hay không mà chỉ đưa thức ăn vào miệng như một thói quen, từ đó hạn chế tiết dịch tiêu hóa thức ăn và có thể dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa.

N. Huyền 

Thường xuyên ăn cay, bé 11 tuổi thủng dạ dày

Thường xuyên ăn cay, bé 11 tuổi thủng dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp ở người lớn có thói quen sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, ăn đồ chua, cay nóng, hay căng thẳng kéo dài, lối sống không điều độ, khoa học…

Lượng nước cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ

Uống đủ lượng nước được khuyến nghị mỗi ngày (khoảng 5 cốc) không chỉ ngăn ngừa mà còn có thể giảm nhẹ tình trạng đột quỵ.

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Khó thở tưởng vì béo phì, hóa ra bị khối u hiếm gặp

Người đàn ông 30 tuổi khó thở kéo dài và ngày càng nặng hơn vì một khối u lớn, chèn kín đường thở.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Thải độc chì cho da mặt là trò bịp

Chuyên gia Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định trên da mặt không có chì để thải độc hay hút ra.

Suýt chết sau cơn đau tức ngực dữ dội

Người đàn ông bị đau dữ dội như có vật đè lên ngực, nôn ói nên được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ phát hiện động mạch vành phải của bệnh nhân tắc hoàn toàn.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Mang khối u nặng 10kg nhưng tưởng béo bụng

Bà P. thấy bụng to bất thường, cứng nên được người nhà khuyên đi khám. Kết quả, bệnh nhân có khối u xơ nặng 10kg.

Đang cập nhật dữ liệu !