Trẻ đeo kính chống giọt bắn trong lớp: Bác sĩ chuyên khoa Mắt cảnh báo
Bác sĩ chuyên khoa mắt Nguyễn Tiến Phúc cho rằng trẻ con đeo những thiết bị như kính, mũ chống giọt bắn đi học là rất cực cho các cháu vì rất khó thở.
Học sinh có cần đeo kính chắn khi ngồi học? |
Bác sĩ Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt trung ương, thời gian vừa qua học sinh nghỉ học do dịch Covid-19 và hầu như tình trạng trẻ “làm bạn” với điện thoại ipad ngày càng nhiều làm gia tăng gánh nặng cho mắt.
Ngoài việc học online, việc đeo kính chắn khi đi học với trẻ cũng nguy hiểm cho mắt. Vì vậy, bác sĩ Cương cho rằng đừng tạo thêm áp lực cho đôi mắt trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Phúc – phòng khám Mắt EyeZone Hải Phòng, cho biết phòng dịch Covid-19 là cần thiết nhưng việc để trẻ con đeo những thiết bị này đi học thì cực khổ cho các cháu vì rất khó thở.
Bác sĩ Phúc cho biết bản thân các bác sĩ khi đeo kính chắn cũng chỉ mong sao được tháo ra khỏi mặt khi hết ca làm. Trên lý thuyết là phải áp dụng các biện pháp như ngồi cách xa 2m, tránh đông người nhưng thực tế nó không khả thi và hầu như mang tính hình thức nhiều hơn.
Ngoài ra, việc đeo kính chắn không thể đảm bảo học sinh không tháo ra vì khó chịu, ai đảm bảo được các cháu không nô đùa khi ra chơi, ai đảm bảo các thầy cô không đến gần khi giảng bài.
Việc phòng dịch Covid-19 ở trẻ bằng đeo kính chắn, bác sĩ Trương Hữu Khanh – BV Nhi đồng 1, TP.HCM cũng cho rằng không cần thiết. Theo BS Khanh, trẻ ngồi học không mặt đối mặt nên không sợ giọt bắn bắn vào mặt. Phụ huynh chỉ cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng, rửa tay thường xuyên, lau mặt bàn và đặc biệt hướng dẫn trẻ không ăn chung đồ của bạn, uống chung bình nước để phòng Covid-19.
Khánh Chi
Bác sĩ nói gì về uống nước cam, chanh, gừng, sả?
Theo các bác sĩ, việc uống nước cam, chanh, ăn gừng, sả, ăn tỏi… có tác dụng nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh tật.