Trẻ béo phì mắc Covid-19 dễ chuyển biến nặng

Những trẻ có cơ địa béo phì, có bệnh lý nền bẩm sinh: tim bẩm sinh, lupus ban đỏ hệ thống, hen suyễn, ung thư… nếu bị mắc Covid-19 sẽ dễ bị nặng hơn.

 

{keywords}
Một trường hợp bệnh nhi mắc Covid-19 từng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh: BV Nhi TW)

Tại Hội nghị trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19 do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức sáng 8/9, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, tính đến đầu tháng 9, cả nước đã có 11.822 trẻ em là F0, 27.334 trẻ em là F1. 

Thông tin thêm về số trẻ em mắc Covid-19, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) nhấn mạnh, trẻ em bị lây nhiễm Covid-19 vẫn tiếp tục tăng lên. Tính đến sáng 8/9, tại TP.HCM, số trẻ em mắc Covid-19 đã tăng lên hơn 3.000 em. 

Trong khi đó, tại Hà Nội thông tin của Sở Y tế cho biết, số trẻ em mắc Covid-19 tại Thủ đô trong đợt dịch này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Từ 5/7 tới 30/7/2021, có tới khoảng 5% tổng số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội là trẻ từ 0-5 tuổi.

Các chuyên gia nhận định, tỷ lệ này khá cao so với những đợt dịch trước ở nước ta.

Lý giải vì sao số trẻ mắc Covid-19 ngày một gia tăng, TS. BS Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện nay tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid-19 trong quần thể dân cư vẫn thấp hơn các nhóm đối tượng khác (người trưởng thành, người cao tuổi), tuy nhiên, nếu lên đến 200- 300.000 người nhiễm thì số lượng trẻ em mắc Covid-19 sẽ tăng lên.

“Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nói chung so với người lớn và người cao tuổi thì người cao tuổi bị nhiễm sẽ nặng hơn so với người lớn đặc biệt so với trẻ em”, TS. BS Vũ Minh Điền cho hay.

Tuy nhiên vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, dù tỷ lệ mắc thấp với mức độ nhẹ nhiều nhưng với cỡ mẫu lớn (nhiều trẻ mắc) thì số lượng ca mắc Covid-19 chuyển nặng ở trẻ em sẽ tăng lên.

Trong một số trường hợp, trẻ em bắt đầu với các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng. Covid-19 thường gây ra các triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường do các căn nguyên khác nhau, nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng và tử vong, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền như bệnh suyễn, tim bẩm sinh, bệnh tự miễn, béo phì.

Tình trạng biến chứng nặng nhất là MIS-C ( Multisystem inflammatory syndrome in children) Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em.

MIS-C là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến Covid-19, trong đó các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm viêm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hoá. Nó xảy ra khi cơ thể bị nhiễm Covid-19, rồi tạo ra phản ứng miễn dịch với các mạch máu của chính mình.

Do đó, TS Vũ Minh Điền cho biết, ở những trẻ em có cơ địa béo phì, có bệnh lý nền bẩm sinh như: tim bẩm sinh, lupus ban đỏ hệ thống, hen suyễn, ung thư… nếu bị mắc Covid-19 sẽ dễ bị nặng hơn.

Đặc biệt với những trẻ có bất thường như gù vẹo cột sống, bệnh máu mãn tính từ trước… hay tất cả những bệnh gây giảm sức đề kháng, chống đỡ của trẻ thì khi bị nhiễm SARS- CoV- 2 đều nặng hơn.

Hiện chưa có có chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ, do đó, TS. BS Vũ Minh Điền cho rằng các bậc phụ huynh cần có những biện pháp phòng ngừa bảo vệ con em mình.

Theo đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; Tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.

N. Huyền 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !