Tránh hiểu lầm sếp và đồng nghiệp
Tránh hiểu lầm sếp và đồng nghiệp
Nên trao đổi cụ thể với sếp thay vì nghi ngờ sếp thiên vị |
Để tránh những suy nghĩ tiêu cực về sếp làm ảnh hưởng tới mối quan hệ trong cơ quan, các chuyên gia nhân sự gợi ý cho bạn những lời khuyên sau đây;
1. Đầu tiên, hãy phân tích tình hình, có phải thật sự sếp bạn đang cưng chiều nhân viên “ruột” không hay đó chỉ là phỏng đoán cảm tính của bạn.
Hãy cố gắng trao đổi, khéo léo thăm dò tình hình cũng như thái độ của những đồng nghiệp khác, xem suy đoán của bạn có giống với suy nghĩ đại đa số mọi người hay không.
2. Khi có đủ thông tin cho thấy sếp là người thiên vị, bạn hãy cố gắng đừng phản kháng, cũng đừng vội chỉ trích sếp. Thay vào đó, hãy bình tĩnh thu thập thêm thông tin từ những đồng nghiệp về cảm giác, tâm trạng và hoàn cảnh mà họ đã trải qua, những bức xúc của họ khi thấy sếp thiên vị.
3. Bạn hãy thỏa thuận với sếp thật cụ thể và chi tiết những công việc mình cần làm và phải làm, thống nhất những mục tiêu và lộ trình trong công việc cần đạt được, những mức thưởng phù hợp với năng lực. Sự phân công công việc rạch ròi, rõ ràng sẽ giúp bạn tránh những phiền toái về sau.
4. Hãy xin một cuộc hẹn riêng với sếp để trình bày những quan điểm của bạn và của những đồng nghiệp khác về sự thiên vị của sếp. Hãy đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng minh sự thiên vị đó đã và sẽ ảnh hưởng thế nào đến môi trường làm việc của công ty. Nếu có thể, hãy mời thêm một số đồng nghiệp đến trực tiếp chia sẻ suy nghĩ thật của họ với sếp.
Điều quan trọng, trong buổi gặp mặt này bạn hãy chứng tỏ cho sếp thấy bạn đang góp ý để công ty tốt hơn, chứ không hề đố kỵ, ganh đua với đồng nghiệp hay chỉ trích gì sếp.
5. Cuối cùng, trong khi chờ kết quả cuộc gặp hãy tích cực làm việc, tham gia đầy đủ hoạt động trong công ty, giúp đỡ mọi người và chứng tỏ cho sếp thấy bạn là một nhân viên tốt, có năng lực, đáng tin cậy, không hề nói xấu sau lưng người khác.
Tổng hợp