TP.HCM: Thêm 2 người chết vì sốt xuất huyết

Đến ngày 2-3 vẫn còn 20/24 quận, huyện báo động có số ca mắc SXH cao hoặc liên tục nhiều tuần.
TP.HCM: Thêm 2 người chết vì sốt xuất huyết - ảnh 1

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, kiểm tra hoạt động phòng, chống SXH tại quận 12, TP.HCM. Ảnh: TRẦN NGỌC

“Trước thực trạng trên, Sở Y tế TP.HCM sẽ sớm làm việc với quận 12 về hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn” - BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nói sáng 13-3.

Nhập viện lần hai cũng không qua khỏi

Ngày 4-3, bé N. (chín tháng tuổi, ở khu phố 1A, phường Đông Hưng Thuận) tử vong tại BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết (SXH) nặng và suy đa tạng. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trước đó bé sốt liên tục, có lúc nhiệt độ lên tới 39,5°C nên được đưa tới BV Nhi đồng 2.

Khi đưa vào BV bé vẫn tỉnh, môi hồng, chi ấm, mạch rõ, thóp phồng, tim đều rõ, phổi không ran, họng sạch, không dấu thần kinh định vị. Với các biểu hiện trên, BV chẩn đoán theo dõi viêm màng não. Hôm sau, khi làm các xét nghiệm, BV Nhi đồng 2 ghi nhận chưa thấy bất thường nên cho bé xuất viện với chẩn đoán nhiễm siêu vi.

Tuy nhiên, sau khi về nhà bé tiếp tục sốt cao, từ 39°C đến 40°C, tiêu lỏng mỗi ngày sáu lần, ói ra sữa, tiểu ít nên được đưa vô lại BV Nhi đồng 2. BV chẩn đoán bé bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Đồng thời theo dõi sốc SXH nhũ nhi.

Sau đó, diễn tiến bệnh càng xấu. Bé rơi vào tình trạng sốc nặng, xuất huyết thái dương phải, không đáp ứng truyền máu và tiểu cầu nên đã tử vong.

Hai BV điều trị cũng đành bất lực

Trước đó, bệnh nhân NTNT (nữ, 36 tuổi, ở khu phố 7, phường Hiệp Thành) cũng đã tử vong do SXH vào ngày 27-2. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM ghi nhận bệnh nhân bị sốt cao liên tục nên tự mua thuốc uống.

Tuy nhiên, do không hết sốt, lại mệt mỏi, tức ngực nên bệnh nhân đến khám tại BV Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM). Sau đó bệnh nhân phải nhập viện với chẩn đoán SXH ngày thứ hai. Đồng thời theo dõi đái tháo đường và viêm phế quản.

Vài ngày sau bệnh nhân rơi vào trạng thái sốc với các triệu chứng bứt rứt, vã mồ hôi lạnh, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, xuất hiện dấu chấm xuất huyết… nên được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

Mặc dù được điều trị tích cực nhưng bệnh tình không cải thiện nên BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho bệnh nhân xuất viện theo yêu cầu của gia đình với chẩn đoán cuối cùng là SXH nặng thể sốc. Sau đó bệnh nhân đã tử vong.

20 quận, huyện có ca SXH cao

Kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy khu phố nơi bệnh nhân NT cư trú liên tục có người mắc SXH kéo dài trong nhiều tuần liền. Chưa hết, vẫn còn nhiều vật dụng chứa lăng quăng nên dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Riêng nơi cư trú của bệnh nhi N., Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM ghi nhận vẫn còn vật chứa nước có lăng quăng tại các hộ dân. Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy đến ngày 2-3 vẫn còn 20/24 quận, huyện báo động có số ca mắc SXH cao hoặc liên tục nhiều tuần.

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, hoạt động giám sát các điểm nguy cơ bùng phát dịch bệnh SHX của các địa phương vẫn còn nhiều điều đáng nói. Điển hình là xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Mặc dù xã này đã triển khai giám sát nhưng chưa đầy đủ, chưa lên kế hoạch giám sát cho từng điểm nguy cơ. Bên cạnh đó, khi kiểm tra thực tế ở khu nhà trọ, nhà dân, bãi đất trống vẫn phát hiện nhiều lăng quăng. “Chưa hết, phường 16 (quận 4) và phường 17 (quận Bình Thạnh) vẫn chưa triển khai thực hiện hoạt động giám sát điểm nguy cơ” - BS Dũng cho biết.

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cơ quan này đã đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng quận 4 và quận Bình Thạnh tập huấn các phường và tiến hành triển khai hoạt động giám sát tại những điểm nguy cơ. Đối với xã Phước Kiển, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nhà Bè lập lại danh sách các điểm nguy cơ, lên kế hoạch giám sát, thực hiện giám sát định kỳ và có phiếu giám sát điểm nguy cơ.

BS Trần Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nhà Bè, cho biết trung tâm đã mời các ban, ngành để tập huấn hoạt động giám sát và lập lại danh sách các điểm nguy cơ cao trên địa bàn xã Phước Kiển.

Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM vừa phát hiện thêm một ổ dịch thủy đậu và ba ổ dịch quai bị. Ổ dịch thủy đậu xảy ra tại một công ty trên địa bàn quận 7, TP.HCM khiến 43 người mắc. Ba ổ dịch quai bị xảy ra tại ba trường học trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP.HCM với tổng số học sinh mắc là 21 em.

Nguồn PLO

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !