Tốt nghiệp đại học chạy Grab và câu chuyện học nghề sơn ô tô lương tháng 20-25 triệu

Không thể phủ nhận việc học đại học là con đường dẫn đến thành công trong sự nghiệp của nhiều người nhưng đại học không phải con đường duy nhất, có nhiều con đường khác để trưởng thành, để kiếm tiền và lập nghiệp.

Ngồi nhâm nhi cốc trà đá bên vỉa hè, Thắng – một sinh viên tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội nhanh tay chạm vào màn hình cảm ứng điện thoại, nhận cuốc xe Grab Bike với mức giá là 25 nghìn đồng.

"Em chạy Grab cho vui và giết thời gian sau 2 năm tốt nghiệp đại học mà chưa xin được việc, bạn bè em chạy Grab nhiều lắm", cậu sinh viên này cho biết.

Thắng cũng chỉ là một đốm nhỏ trong đám đông đồng phục màu xanh lá cây đã trở nên phổ biến trên đường phố Hà Nội.

Vừa lái xe, Thắng vừa tâm sự: “Có lẽ cái sai lớn nhất của em là cứ cố học bằng được đại học. Năm 2012, đại học với một thằng học sinh nhà quê như em là cái gì đó hoành tráng lắm. Vì thế, sau khi trượt nguyện vọng 1 tại trường Đại học Sư phạm em đã học nguyện vọng 2 ngành “Gia đình học” của trường khác.

Hồi ấy em nào có biết học ngành đó sau này ra sẽ làm cái gì, chỉ suy nghĩ đơn giản, đi học đại học, làm sinh viên là thích rồi. Năm 2017 em tốt nghiệp nhưng lang thang khắp nơi xin việc với mức lương khởi điểm chưa đầy 3 triệu.

Chán nản, rong ruổi khắp nơi, sau 2 năm và giờ em quyết định chạy Grab, chịu khó thì thu nhập 1 tháng cũng được tầm 8 triệu. Nếu được chọn lại em sẽ không học đại học mà đi học nghề. Bạn bè em nhiều đứa học ngày ấy chọn học nghề và giờ thành đạt lắm”.

Chắc rằng, không chỉ mình Thắng mà còn rất nhiều sinh viên khác cũng đi cùng vết xe đổ vì không được định hướng nghề nghiệp, vì “cố đấm ăn xôi” nên sau vài năm học đại học vừa tốn tiền và nhận lại là một tấm bằng đại học không giúp gì được cho tương lai.

Ảnh minh họa

Anh Hoàng Đức Anh (chủ gara ô tô Đức Phát – TP. Thái Bình cho hay): “Nếu ta so sánh, việc sửa chữa động cơ và việc sơn xe ô tô thì có thể thấy, các động cơ ngày nay hầu như được điều khiển bằng điện tử cùng với đó mỗi năm công nghệ của động cơ lại thay đổi. Chính vì thế người thợ máy phải luôn cập nhật thông tin về công nghệ mới này.

Ngược lại, công nghệ sơn ô tô hầu như không thay đổi qua nhiều năm.  Đó là chưa kể hiện nay số lượng ôtô trong nước tăng nhanh khiến ngành này rất “khát” nhân lực, nhất là những kỹ thuật viên lành nghề, kỹ thuật cao. Trong đó nhu cầu tuyển dụng thợ sửa chữa thân và sơn xe (còn gọi là sửa chữa đồng sơn) của doanh nghiệp luôn thiếu.

Theo tìm hiểu của tôi, các doanh nghiệp về dịch vụ ô tô đang cần tuyển rất nhiều nhân lực lĩnh vực sơn sửa ô tô, tuy nhiên nghề này vẫn chưa có tên trong danh mục các ngành nghề đào tạo nên hiện nay một số trường mở những khóa đào tạo ngắn hạn và học viên học xong đều có công việc ngay. Chưa kể tay nghề cao còn có mức thu nhập từ 20- 25 triệu đồng/tháng mà còn không kiếm được thợ.

Có thể hiện nay nhiều người quay lưng với nghề này vì nghề sơn độc hại nhưng tôi nghĩ nếu bạn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và tuân thủ an toàn lao động thì không vấn đề gì.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, thất nghiệp nhiều như hiện nay thì việc chọn ngành nghề là rất quan trọng. Học một nghề rất tốn kém và mất nhiều thời gian, nhưng khi xin việc lại khó khăn, có khi thất nghiệp...thì đó mới là nghề "độc hại"”. 

Hoàng Thanh
Từ khóa: học đại học nghề sơn ô tô học nghề chạy grab có nên học đại học

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !