Tổng thống Putin lần đầu nói về cuộc hội đàm sắp tới với ông Biden

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông có kế hoạch thảo luận về ổn định chiến lược, giải trừ quân bị, môi trường và đại dịch Covid-19, cũng như các cuộc xung đột tại các điểm nóng với nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden.

Tuyên bố trên được Tổng thống Nga phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg (SPIEF-2021) hôm 4/6.

Ông Putin lưu ý rằng Moscow và Washington phải tìm cách điều chỉnh các mối quan hệ song phương vốn đang ở mức cực kỳ thấp.

“Chúng ta sẽ thảo luận về các vấn đề của quan hệ song phương. Tiến hành từ tiền đề là chúng ta phải cố gắng tìm cách điều chỉnh các quan hệ này”, ông Putin nói.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu nói về cuộc hội đàm sắp tới với ông Biden. (Ảnh: RIA)

Cùng ngày, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, Điện Kremlin không kỳ vọng vào sự cải thiện đáng kể trong quan hệ giữa Moscow và Washington sau hội nghị thượng đỉnh Putin-Biden. Ông Peskov cho rằng quan hệ giữa các nước đang gặp khủng hoảng.

Ông Peskov cũng cho hay, Tổng thống Putin sẽ đến gặp ông Biden vào một ngày nào đó. Theo ông Peskov, địa điểm cụ thể của cuộc đàm phán vẫn chưa được xác định. Được biết, các tổng thống có kế hoạch nói chuyện trực tiếp và có sự tham gia của các thành viên trong phái đoàn cũng như các trợ lý.

Cũng tại SPIEF, Tổng thống Nga nói rằng có những kẻ đang cố kích động những xung đột mới trước cuộc gặp của ông với nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden, sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tại Geneva. Do đó, Tổng thống Nga đã bình luận về những cáo buộc mới nhất chống lại Nga về các cuộc tấn công của hacker vào một công ty sản xuất thịt của Mỹ.

“Chúng tôi không làm thịt gà hay thịt bò ở đó. Chuyện này thật vớ vẩn. Nhiều người đã đặt câu hỏi về vấn đề này, họ đang cố gắng kích động một số xung đột mới trước cuộc gặp của chúng tôi với ông Biden”, Tổng thống Nga nói.

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng có những người muốn quan hệ Nga-Mỹ xấu đi, nhưng cũng có những người muốn khôi phục quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga.

“Hãy xem nó sẽ biến thành gì. Trong xã hội Mỹ, trong giới truyền thông, trong tầng lớp chính trị, có những người vẫn muốn tìm cách xây dựng quan hệ, khôi phục quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Ông Putin cũng chỉ ra kinh nghiệm của Tổng thống Biden trong lĩnh vực chính trị và bày tỏ hy vọng cuộc gặp của ông với Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra tích cực. Tuy nhiên, ông Putin thừa nhận ông không mong đợi bất cứ điều gì đột phá trong quan hệ Nga-Mỹ.

Tổng thống Nga nói thêm, các biện pháp trừng phạt từ Washington đối với phía Nga vẫn là một ẩn số, lời giải thích cần được tìm kiếm trong tình hình chính trị trong nước.

“Chúng tôi không áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt nào, chúng tôi chỉ ở những nơi được cho là có thể để không tự hại mình, không tự bắn vào chân mình. Các đối tác Mỹ đang làm những gì cho đến nay vẫn là một bí ẩn ở nhiều khía cạnh, tôi tin rằng điều này chủ yếu xảy ra dưới tác động của các tiến trình chính trị nội bộ”, ông Putin cho biết.

Theo nhà lãnh đạo Nga, quan hệ giữa Moscow và Washington “ở một mức độ nhất định đã trở thành con tin” của các tiến trình chính trị nội bộ của Mỹ. Ông Putin bày tỏ hy vọng tình hình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

“Tôi hy vọng điều này sẽ kết thúc vào một ngày nào đó, và ghi nhớ rằng lợi ích cơ bản trong các lĩnh vực ít nhất là an ninh, ổn định chiến lược và giảm vũ khí nguy hiểm cho toàn thế giới vẫn quan trọng hơn tình hình chính trị trong nước hiện tại của Mỹ”, ông Putin nói thêm.

Trước đó, hôm 1/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay Moscow không mong đợi một quyết định mang tính đột phá và lịch sử từ hội nghị thượng đỉnh Putin-Biden.

Hôm 25/5, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thông báo Washington đang mong đợi một “cuộc trò chuyện khó khăn” giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ.

Cuộc gặp của nhà lãnh đạo Nga và Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 16/6 tại Geneva. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của các nguyên thủ quốc gia kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Chuyến đi tới Geneva sẽ là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Nga kể từ tháng 1/2020.

Trung Quốc đang cố thay đổi hình ảnh trên trường quốc tế như thế nào?

Trung Quốc đang cố thay đổi hình ảnh trên trường quốc tế như thế nào?

Trung Quốc đươc cho đang cố thay đổi hình ảnh trên thế giới bằng cách thi hành chính sách ngoại giao mềm mỏng hơn với nhiều nước. 

Thanh Bình (lược dịch)

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm năm thứ 7 liên tiếp

2022 là năm thứ 7 liên tiếp, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,25. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 2,06 - 2,07 được coi là cần thiết để duy trì dân số.

Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc

Một quan chức giáo dục ở Afghanistan cho biết, gần 80 học sinh nữ đã phải nhập viện vì tình nghi bị đầu độc trong 2 vụ tấn công riêng rẽ nhằm vào các trường tiểu học ở miền bắc đất nước.

Video cầu 4 làn bắc qua sông Hằng bất ngờ sập

ẤN ĐỘ - Một cây cầu 4 làn bắc qua sông Hằng, đang được xây dựng ở Bhagalpur, bang Bihar bất ngờ đổ sập lần thứ hai trong năm, song không gây ra thương vong nào.

Chuyện tình cổ tích của Thái tử Na Uy và cô bồi bàn đã có con riêng

Vợ chồng Thái tử Na Uy Haakon Magnus sắp kỷ niệm 22 năm ngày cưới, nhưng chuyện tình của họ vẫn được dư luận ngưỡng mộ và ngợi ca là cổ tích giữa đời thường.

Lở đất ở Trung Quốc, 19 người thiệt mạng

Tổng cộng, có 19 người đã thiệt mạng sau một trận lở đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc rạng sáng 4/6.

Sống ở Mỹ 42 năm, người đàn ông mới biết mình bị đánh cắp từ nhỏ

Sau 42 năm sống ở Mỹ, người đàn ông mới biết chuyện bản thân bị những kẻ bất lương đánh cắp khỏi mẹ ruột ở Chile để cho đi làm con nuôi.

Tài xế mang bầu cứu 37 học sinh trước khi xe buýt cháy thành than

MỸ - Một tài xế xe buýt trường học đang mang bầu 8 tháng ở bang Wisconsin đã được ca ngợi là người hùng vì cứu toàn bộ học sinh trước khi chiếc xe chìm trong biển lửa.

Giám đốc CIA có thể đã bí mật thăm Trung Quốc

Quan chức Mỹ tiết lộ Giám đốc CIA Bill Burns tháng trước bí mật thăm Trung Quốc.

Cuộc sống tại Ny-Ålesund, trạm nghiên cứu ở tận cùng thế giới

Ny-Ålesund là trạm nghiên cứu nằm gần Bắc Cực. Các nhà khoa học làm việc tại đây phải đối mặt với nhiệt độ -37,2 độ C và cả gấu Bắc Cực.

Nhà khoa học trẻ ra 10 tuổi sau 93 ngày sống dưới đáy biển

MỸ - Nhà nghiên cứu khoa học Joseph Dituri cho biết, việc ở dưới nước 93 ngày khiến ông trẻ ra 10 tuổi, tăng tuổi thọ 20%.

Đang cập nhật dữ liệu !