Tổng thống Nga Putin dùng tên lửa siêu thanh Avanguard để cảnh cáo Mỹ - Nhật?

Tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avanguard của Tổng thống Nga Putin được xem là lời cảnh cáo đối với Mỹ - Nhật, nhưng đồng thời đẩy thế giới vào nguy cơ chạy đua phát triển các loại vũ khí siêu thanh.

Khép lại năm 2018, Nga tuyên bố đã thử thành công một tên lửa siêu thanh mang tên Avanguard. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là “sự kiện lớn của quân đội Nga và của cả đất nước”.

Theo Japan Times, những đội quân hùng mạnh trên thế giới bao gồm Nhật Bản cũng đang theo đuổi phát triển các công nghệ phục vụ vũ khí “siêu thanh”. Hành động này làm dấy lên mối quan ngại về sự bùng nổ của một cuộc đua vũ trang mới. Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát vũ khí trên thế giới dường như không phát huy tác dụng.

Nga đang sở hữu loạt vũ khí "khủng" bao gồmtên lửa siêu thanh Avanguard.

Tên lửa siêu thanh có tốc độ bay nhanh gấp ít nhất là 5 lần so với tốc độ âm thanh. Sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh cũng tạo ra nhiều khó khăn cho các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện thời.

Hồi đầu năm 2018, Tổng thống Putin tuyên bố Nga đang cho phát triển các tên lửa siêu thanh cùng với loạt công nghệ quan trọng khác có thể làm thay đổi cán cân chiến lược. Và chỉ trước vài ngày thế giới bước sang Năm mới 2019, nhà lãnh đạo Nga khẳng định quân đội nước này đã phóng thử thành công tên lửa Avanguard có tốc độ di chuyển nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Theo đó, tên lửa Avanguard được phóng từ bãi phóng ở phía tây nam nước Nga và đánh trúng mục tiêu nằm cách 5.600 km trên bán đảo Kamchatka.  

“Món quà Năm mới tuyệt vời và hoàn hảo này dành cho cả nước Nga sẽ được biên chế vào lực lượng quân đội trong năm 2019”, ông Putin nhấn mạnh.

Không chỉ có Nga, Trung Quốc cũng không ngừng tìm cách phát triển các công nghệ vũ khí siêu thanh. Hồi đầu tháng 11/2018, Trung Quốc cho ra mắt tên lửa đạn đạo chống hạm siêu thanh CM-401 tại một cuộc triển lãm hàng không. Vũ khí Trung Quốc được quảng bá là sát thủ diệt tàu sân bay và các tàu chiến mặt nước. Thậm chí, CM-401 còn được xem là mối đe dọa đáng gờm đối với dàn khí tài của Mỹ, trong trường hợp Washington điều động vũ khí tới hỗ trợ Nhật Bản để đối đầu với Trung Quốc.

Bản thân giới chức và chuyên gia Mỹ từng nhiều lần bày tỏ mối lo ngại về việc quân đội Mỹ tụt hậu trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh. Trước đây, Mỹ từng xây dựng kế hoạch phát triển vũ khí siêu thanh, nhưng dự án này bị hủy bỏ sau các vụ thử nghiệm thất bại vào năm 2010 và 2011. Nhưng nay chính tốc độ phát triển vũ khí siêu thanh nhanh chóng của Nga - Trung khiến Mỹ "đứng ngồi không yên" và quyết tâm đưa dự án sản xuất loại vũ khí “khủng” này làm trọng tâm ưu tiên. 

Đồng minh thân thiết của Mỹ là Nhật Bản cũng đang nghiên cứu phát triển các loại vũ khí siêu thanh. Bản kế hoạch quốc phòng giữa kỳ mới được Nhật Bản công bố vào cuối tháng 12/2018 đã nhấn mạnh tới việc Nhật Bản cần nghiên cứu và triển khai các vũ khí siêu thanh để bảo vệ những hòn đảo xa xôi nằm ở phía tây nam. Theo dự kiến, Nhật Bản sẽ đưa vũ khí siêu thanh vào trong kho khí tài quốc phòng vào giữa năm 2020.

Trước đó, nhiều quan chức Nhật Bản cho rằng với tính năng di chuyển cực nhanh và tránh được mạng lưới giám sát của radar, vũ khí siêu thanh sẽ được dùng để tấn công các tàu cỡ lớn và đe dọa tới sự an toàn của lãnh thổ Nhật Bản. Song không ít ý kiến trái chiều lại khẳng định, vũ khí siêu thanh sẽ khiến Nhật Bản phá vỡ bản hiến pháp cấm quốc gia này sở hữu những vũ khí nằm ngoài mục đích phòng vệ.  

Về phần mình, Nga cho rằng nguyên nhân khiến quốc gia này phát triển vũ khí siêu thanh là do Mỹ cho triển khai hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa tới châu Âu và châu Á.  

Song giới chuyên gia nhận định, việc Nga phát triển các loại vũ khí siêu thanh chính là thông điệp nhắc nhở về việc Nga vốn là một cường quốc hạt nhân và thế giới cần nhận thức rõ điều này. Nói cách khác, đây là động thái "dằn mặt" của Moscow đối với Washington sau khi Mỹ đe dọa rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Ngoài Mỹ, Nhật Bản được xem là mục tiêu thứ 2 mà Nga muốn nhắn gửi qua tuyên bố của ông Putin. Trong các cuộc đối thoại với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về tương lai của quần đảo Hokkaido/Nam Kuril bị Nga chiếm đóng vào năm 1945, Tổng thống Putin từng nhắc tới những khó khăn trong công tác bảo vệ mà Nhật Bản sẽ phải đối mặt một khi quần đảo này được trao trả lại. Có ý kiến lại cho rằng, lời cảnh báo của Tổng thống Putin chính là nhắm tới mối quan hệ quân sự giữa Mỹ - Nhật.

Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn mới đây, Thủ tướng Abe khẳng định, “sự hiện diện của quân đội Mỹ chỉ nhằm duy trì nên hòa bình và an ninh ở Nhật Bản và ở vùng Viễn Đông chứ không phải là lực lượng được dùng để đối đầu với Nga. Tôi đã giải thích điều này với Tổng thống Putin và Nga sẽ hiểu ra vấn đề”.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Tổng thống Nga Putin dùng tên lửa siêu thanh Avanguard để cảnh cáo Mỹ - Nhật quan hệ Nga Mỹ tên lửa siêu thanh Avanguard tổng thống Putin tên lửa CM-401 đồng minh Mỹ Nhật Bản Mỹ rút khỏi hiệp ước INF

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.