Tín dụng chính sách - Đòn bẩy giúp phụ nữ nông thôn thoát nghèo

Thời gian qua, việc cung cấp tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH không những đáp ứng nhu cầu tài chính của phụ nữ nghèo mà còn nâng cao năng lực và địa vị xã hội của chị em, góp phần vào sự tiến bộ của phụ nữ nông thôn.

Trong số các tổ chức hội, đoàn thể, Hội Phụ nữ là tổ chức hội có số vốn nhận ủy thác lớn nhất của NHCSXH, tạo điều kiện, hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn vay, giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong việc phát triển kinh tế, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến thăm gia đình chị Tiên Reng ở ấp Trần Thệ, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) mới biết được nhờ tín dụng chính sách nên gia đình chị từ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Trước đó gia đình chị Reng nhiều năm liền là hộ nghèo, do không có đất sản xuất nên cuộc sống của gia đình chị ngày một khó khăn hơn. Năm 2012, nhờ tham gia sinh hoạt Tổ tiết kiệm, sau đó được NHCSXH hỗ trợ cho vay vốn chính sách 30 triệu đồng, gia đình chị Reng đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò vỗ béo, đồng thời tham gia vào HTX đan lát để mỗi ngày có thêm thu nhập 100 ngàn đồng.

Sau hơn 5 năm chăm chỉ làm việc, gia đình chị Reng có tiền để trả được một phần vốn vay từ ngân hàng, có tiền chị Reng quyết định tiếp tục mua thêm 4 con bò để vỗ béo. Không dừng tại đây, chị Reng chia sẻ rằng chị mong muốn tới đây gia đình chị xin vay thêm vốn chính sách để phát triển thêm đàn bò, tăng thêm thu nhập.

Giống hoàn cảnh của chị Reng, gia đình chị Nguyễn Thị Phụng, ngụ ấp 1, xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An) cũng từng là hộ nghèo, không có đất sản xuất. Tuy nhiên, nhờ có nguồn vốn hỗ trợ cho vay của NHCSXH nên hiện gia đình chị Phụng không chỉ thoát nghèo mà còn xây dựng được ngôi nhà khang trang, mua được gần 1ha đất nông nghiệp nhờ nuôi bò sinh sản.

Tín dụng chính sách giúp chị em phụ nữ thoát nghèo bền vững. (Ảnh: Trần Việt)

Theo thông tin từ NHCSXH tỉnh Long An, thông qua 4 hội, đoàn thể, NHCSXH tỉnh đã kịp thời trao vốn ưu đãi cho người nghèo. Nhờ đó, nhiều đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Long An đã vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành hộ khá, giàu ở địa phương.

Theo ông Lê Bá Chuyên - phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Long An, trong những năm qua, vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở Long An đến với 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, đặc biệt là các xã nghèo, xã vùng sâu, vùng xa, xã biên giới thuộc vùng khó khăn của tỉnh. Nguồn vốn chủ yếu được đầu tư phát triển đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả…, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Không riêng gì ở tỉnh Long An, nhiều gia đình nghèo ở các tỉnh, thành trong cả nước đều hưởng ưu đãi từ vốn tín dụng chính sách này. Theo thống kê của Hội LHPN Việt Nam, tính đến ngày 31/10/2018, hệ thống Hội LHPN Việt Nam đang quản lý 68.763 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ đạt trên 72 nghìn đồng cho trên 2,6 triệu hộ vay vốn. Trong đó tập trung ở các chương trình cho vay hộ nghèo hơn 13,5 nghìn tỷ đồng; hộ cận nghèo trên 11,7 nghìn tỷ đồng; hộ thoát nghèo trên 12,2 nghìn đồng; HSSV thông qua hộ gia đình gần 5,3 nghìn đồng.

Qua 16 năm thực hiện, Hội Phụ nữ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH thực hiện cho vay đúng đối tượng và đạt hiệu quả vay vốn cao.Tại các buổi sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn, chị em vay vốn đã được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn cách sử dụng vốn vay vào làm ăn, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; góp phần hạn chế những nguyên nhân phổ biến của các hộ nghèo như sinh nhiều con, không biết cách tính toán làm ăn…

Thông qua sinh hoạt tổ, chị em hội viên đã có dịp hiểu và chia sẻ và gắn bó với nhau, từ đó góp phần tập hợp ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào tổ chức hội. Kết quả 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý thực hiện đúng hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH như đôn đốc thành viên trả nợ gốc theo hợp đồng thoả thuận.

Được biết, các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo là một hợp phần của Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới của Nhà nước. Qua đó, nhằm tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước vào một đầu mối để cho vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, từng bước thoát nghèo bền vững và tiếp cận các điều kiện của kinh tế thị trường.

Với vai trò là cơ quan tham mưu và triển khai hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, NHCSXH tỉnh đã và đang tích cực làm tốt công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Hải Yến

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !