Tìm tình yêu đích thực trong thế giới ảo

Ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc tìm thấy tình yêu đích thực bằng cách chơi game. Tình yêu của họ kết nối từ trong thế giới ảo đến ngoài đời thực.
Ảnh: Sixthtone


Với nhiều người, mối quan hệ yêu đương sẽ bắt đầu bằng cái chạm tay hay ánh mắt vô tình lướt qua ai đó giữa đám đông. Nhưng với Gao Yuchen và Li Zhaoxuan đến từ Trung Quốc, cuộc tình của họ bắt đầu bằng một trận chiến đẫm máu trong trò chơi bắn súng trực tuyến "Apex Legends".

Gao và Li cảm thấy ngưỡng mộ đối phương về khả năng chiến đấu trong chiến trường ảo. Sau một vài trận đấu, họ bắt đầu trò chuyện, làm quen, kết bạn và dần này sinh tình cảm.

Bốn tháng sau, cặp đôi lần đầu gặp mặt trực tiếp. Đến lần hẹn hò thứ hai, khi đang đứng ở bãi biển thành phố Thanh Đảo, Gao tỏ tình với Li. 

Cặp đôi trẻ theo học ở 2 trường đại học tại 2 thành phố cách nhau hơn 400km, trò chơi điện tử vẫn là cầu nối trong mối quan hệ của họ. Cả hai thường gặp trong game để chơi "Fling to the Finish", họ phải vượt qua chướng ngại vật khi bị buộc vào nhau bằng sợi dây đàn hồi siêu co giãn.

Gao khẳng định họ là một cặp đôi ăn ý, khả năng phối hợp giải quyết các thử thách đã giúp anh và bạn gái hiểu, giao tiếp với nhau tốt hơn. Trong tương lai, khi có tài chính ổn định, cặp đôi sẽ kết hôn và sinh con.

Người trẻ tìm tình yêu qua trò chơi điện tử trực tuyến

Theo Sixthtone, đây không phải là cặp đôi duy nhất ở Trung Quốc tìm thấy tình yêu qua trò chơi điện tử trực tuyến. Ở đất nước tỷ dân, số lượng người trẻ lập gia đình đã giảm mạnh trong vài năm trở lại đây, số cặp đôi kết hôn giảm hơn 6% chỉ riêng trong năm 2021. Tuy nhiên, các cặp đôi game thủ đang đi ngược với xu hướng này.

Một nghiên cứu năm 2022 của Đại học Renmin (Trung Quốc) chỉ ra rằng cặp đôi hâm mộ thể thao điện tử (eSports) có khả năng tiến đến hôn nhân trong tương lai cao hơn 7,8% so với các sinh viên đại học khác.

Liao Lanfang, nhà tư vấn tâm lý ở Thượng Hải cho rằng chơi game giúp người trẻ tuổi muốn kết hôn nhiều hơn. Nguyên nhân là khi nhập vai yêu đương trong trò chơi trực tuyến giúp kích hoạt mong muốn lập gia đình và củng cố sự đồng điệu giữa cặp đôi.

Liao Lanfang nói: "Việc có chung sở thích và đồng hành cùng nhau dạy họ cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Phát triển tình yêu, sự tôn trọng và kỹ năng giao tiếp trong thế giới ảo giúp tăng cường kết nối giữa các cá nhân trong cuộc sống thực".

Li Yizhi, sinh viên đại học ở Thượng Hải cho biết hầu hết bạn bè nữ của cô không quan tâm đến chuyện lập gia đình, trong khi các bạn trai có xu hướng muốn lấy vợ nhưng không sinh con.

Bản thân Li Yizhi muốn kết hôn nhưng không có kế hoạch sinh con. Hiện tại, Li Yizhi dành phần lớn thời gian rảnh để chơi game. Cô tin rằng trò chơi là một cách tốt để gặp gỡ những người mới và tìm thấy tình yêu.

Đối với Hu Ying và Naqing, chơi game giúp họ tìm thấy "tri kỉ" cuộc đời. Có thời điểm, Naqing phải vật lộn với chứng trầm cảm, trong khi Hu Ying trải qua khủng hoảng tâm lý. Chính trò chơi trực tuyến đã đưa họ trở lại với nhau, họ kết nối với nhau vì niềm đam mê chung.

Chàng trai 20 tuổi chia sẻ rằng ngay lần đầu tiên gặp Naqing ngoài đời thực, anh cảm thấy rằng mình hiểu rõ cô ấy. Họ đến rạp chiếu phim vào buổi tối và khi ra về thì trời đang đổ mưa. Đó là lần đầu tiên họ nắm tay và ôm nhau. Cặp đôi sẽ sớm kết hôn sau khi tốt nghiệp đại học.

 

Các game thủ có xu hướng kết hôn sớm, ổn định cuộc sống. Ảnh: Sixthtone


Kết hôn sớm, ổn định cuộc sống

Liao Feiyu, cựu tuyển thủ esports chuyên nghiệp, đã có vợ và một người con 9 tháng tuổi khi mới 27 tuổi. Anh bắt đầu chơi trò chơi chiến đấu trên di động "Honor of Kings" khi vẫn còn là một thiếu niên. Ở tuổi 20, anh là một trong những người chơi hàng đầu trong khu vực và sớm trở thành vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, áp lực tập luyện từ 13h đến 23h mỗi ngày khiến anh sớm suy giảm sức khoẻ. Anh cảm thấy tuổi tác làm chậm phản xạ của mình. Liao Feiyu  quyết định gác lại sự nghiệp thi đấu và chuyển sang làm huấn luyện viên khi 23 tuổi.

Không lâu sau đó, anh gặp vợ tương lai của mình. Cha mẹ vợ của Liao Feiyu khi đó đang làm việc trong căng tin trường học của anh ở Trùng Khánh. Sự giỏi giang, vẻ ngoài điển trai, lịch sự của Liao Feiyu nhanh chóng lấy lòng được nhà vợ.

Cha mẹ vợ thường xuyên gửi ảnh của anh cho con gái và tích cực ghép đôi. Hai người lần đầu tiên gặp nhau vào đầu năm 2021.

"Tôi nhớ mình đã sớm phải lòng anh ấy. Khi gặp mặt, tôi khá xấu hổ và đỏ mặt suốt", vợ Liao Feiyu chia sẻ.

Họ kết hôn một năm sau đó. Với Liao Feiyu, những người chơi eSports dễ kết hôn sớm vì họ bắt đầu sự nghiệp từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Liao Feiyu cho biết: "Ngày nay, sinh viên đại học tiếp xúc với quá nhiều thông tin tiêu cực trên mạng. Họ lo ngại rằng mình không đủ hoàn hảo để kết hôn hay sinh con".

Nhà tâm lý Liao Lanfang cho rằng những người chơi thể thao điện tử ít chịu áp lực kinh tế hơn  vì họ sớm đi vào thị trường làm việc và có thu nhập cao hơn các bạn đồng trang lứa. "Sau khi vượt qua áp lực tài chính, họ bắt đầu nghĩ đến việc kết hôn và sinh con", Liao Lanfang  cho biết.

Hoàng Dung

Nhà báo

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Hơn 12.000 học sinh, sinh viên được đào tạo về công nghệ AI

Đến nay đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên đến từ 95 trường học tại 21 tỉnh thành trên cả nước được đào tạo về vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

Đang cập nhật dữ liệu !