Tìm 'kẽ hở' thi cử online, nhiều sinh viên công khai thuê người thi hộ cuối kỳ

Không ít sinh viên đã tìm cách gian lận, công khai thuê người học hộ, thi hộ để qua môn thi trực tuyến.

Nở rộ dịch vụ học hộ, thi hộ trên mạng xã hội

Do dịch Covid-19, các trường đang phải dạy học, thậm chí tổ chức thi học kỳ, học phần, thi tốt nghiệp hay bảo vệ khoá luận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến. Vấn đề tiêu cực, gian lận thi cử cũng theo đó mà phát sinh.

Trên mạng xã Facebook đã xuất hiện hàng loạt hội nhóm mang tên “Hỗ trợ sinh viên học tập - Làm bài”, “Hỗ trợ - Giúp đỡ học tập”, “Hỗ trợ học tập”... thu hút hàng nghìn thành viên tham gia. Số lượng thành viên tăng lên nhanh hơn trong những ngày cuối năm khi sinh viên các trường chuẩn bị thi kết thúc môn học bằng hình thức trực tuyến.

N.V.T. (một sinh viên tại Hà Nội) đã đăng bài trên nhóm “Hỗ trợ học tập” để tìm người thi giúp mấy môn kiến thức chung như Lý luận Mác - Lênin, tiếng Anh với giá 300 nghìn đồng/buổi. Nếu điểm cao sẽ thưởng thêm 100 nghìn còn nếu điểm dưới 6 phải hoàn tiền.

T. cũng cho biết hiện nay việc thuê người học hộ, thi hộ là phổ biến và em biết đến nhóm này cũng là do một sinh viên khóa trên mách cho.

Dưới bài viết của T. có rất nhiều người vào nhận làm bài thi hộ sinh viên này. 

{keywords}
Ngang nhiên tìm người thi hộ

Thực tế, việc tìm người học thuê, thi thuê lâu nay đã xuất hiện nhan nhản trên các trang mạng xã hội. Các mức giá thi hộ, làm tiểu luận dao động trong khoảng vài trăm nghìn đồng.

Để tránh bị lộ thông tin cá nhân, đa số thành viên tham gia các nhóm tìm người thi hộ đều không công khai danh tính mà dùng nick ảo để tránh bị phát hiện.

Trong một nhóm có hơn 17.000 thành viên tham gia cũng có hoạt động tương tự với việc thỏa thuận giá cả học hộ, thi hộ diễn ra công khai. Có trường hợp mới sinh viên năm nhất đã cần thuê người thi hộ qua môn.

Trường đại học làm gì để chống gian lận?

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Cương - Trưởng phòng khảo thí, Đại học Lâm nghiệp, để đảm bảo công bằng minh bạch cho kỳ thi, nhà trường đã thay đổi nhiều hình thức thi.

Hiện tại, ĐH Lâm nghiệp áp dụng 3 hình thức thi. Hai hình thức đầu là nộp tiểu luận/ bài tập lớn và thi vấn đáp. Hình thức thi cuối cùng là thi trực tuyến trên phần mềm.

Với hình thức nộp tiểu luận, sinh viên gửi bài theo hình thức trực tuyến. Còn với thi vấn đáp, giảng viên sẽ tham gia hỏi, đề được bốc ngẫu nhiên, toàn bộ quá trình thi được ghi âm, ghi hình nên gian lận gần như không có.

Trong suốt quá trình diễn ra thi, mỗi phòng thi sẽ có 2 giám thị bao quát toàn bộ sinh viên. Khi sinh viên vào thi trực tuyến phải có 2 thiết bị, một thiết bị chiếu thẳng mặt, một máy chiếu toàn cảnh ngồi làm bài và phải bật camera và bật mic để kiểm soát trong quá trình thi.

"Phần mềm sẽ hỗ trợ tính năng chống gian lận như cảnh báo khi người thi mở trình duyệt khác và tự động chụp màn hình của thí sinh vào nhiều thời điểm ngẫu nhiên và lưu hệ thống. Như vậy, sinh viên thoát ra hoặc truy cập tài liệu trong quá trình thi nhiều khả năng sẽ bị phát hiện", thầy Cương nhấn mạnh.

Đối với các sinh viên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, Trường ĐH Lâm Nghiệp sẽ hoãn thi và có thể linh hoạt trong các đề mở để khắc phục khó khăn về đường truyền.

Về vấn đề chống gian lận thi cử, Tiến sĩ Trần Mạnh Hà - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết, hiện trường áp dụng 4 hình thức thi để hạn chế tối đa những gian lận. Khi nộp tiểu luận, sinh viên gửi bài theo hình thức trực tuyến, còn với thi vấn đáp, hai giảng viên sẽ tham gia hỏi, đề được bốc ngẫu nhiên, toàn bộ quá trình thi được ghi âm, ghi hình nên gian lận là không có.

Ngoài ra còn thi viết tự luận, tức thí sinh làm bài ra giấy trước sự giám sát trực tuyến từ cán bộ coi thi. Ở những môn thi theo hình thức này, giảng viên sẽ chuẩn bị ngân hàng câu hỏi đủ lớn để bộ phận khảo thí bốc ngẫu nhiên.

Trong quá trình thi, 30 sinh viên một phòng được giám sát bởi hai cán bộ, các em phải bật camera và micro. Khi nộp bài, sinh viên scan bản viết tay. Trường sẽ hậu kiểm ngẫu nhiên, đối chiếu chữ viết tay với các bài thi trước đó và với tờ khai sinh viên khi vào trường. Nếu có dấu hiệu bất thường, trường có chế tài xử lý, ví dụ đình chỉ học tập 1 năm.

Hình thức cuối cùng là thi online trên phần mềm trực tuyến, đây là phần mềm có thể thi cả trắc nghiệm và tự luận và có tính năng chống gian lận như cảnh báo khi người thi mở trình duyệt khác, tự động chụp màn hình của thí sinh vào nhiều thời điểm ngẫu nhiên và lưu hệ thống. 

Trải qua hai đợt thi online vào năm ngoái và đang ở đợt thi thứ ba, nhà trường chưa phát hiện sinh viên thi hộ. Tuy nhiên, những sự cố trong quá trình thi như rớt mạng, đột ngột camera hỏng hay scan bài gửi lên hệ thống không đủ thời gian quy định vẫn xảy ra.

Thầy giáo nhắc lịch kiểm tra online kèm theo câu nhắn nhủ khiến học sinh chỉ biết ‘kêu trời’!

Thầy giáo nhắc lịch kiểm tra online kèm theo câu nhắn nhủ khiến học sinh chỉ biết ‘kêu trời’!

Đọc xong lời nhắn nhủ của thầy, nhiều học sinh chỉ biết “khóc than”!

Hoàng Thanh

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !