Tìm giải pháp cứu nguồn nước ngầm ven biển miền Trung
Cụ thể vùng đất ngập nước đầm phá dải ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận với tổng diện tích khoảng 447,7 km2, các đầm phá đang được quản lý và khai thác không hợp lý nên nhiều đầm đang bị suy thoái.
Để đánh giá được thực trạng xâm nhập mặn, mức độ dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng,, Bộ TN&MT đã đưa công trình: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu; ứng dụng thí điểm cho công trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” vào thực hiện.
Đề tài nghiên cứu khoa học sẽ đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Ở khu vực miền Trung Việt Nam bao gồm dải ven biển Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị có đặc trưng bởi các hệ đầm phá lớn nhất Việt Nam dễ bị tổn thương khi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Vùng đất ngập nước đầm phá dải ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận với tổng diện tích khoảng 447,7 km2, các đầm phá đang được quản lý và khai thác không hợp lý nên nhiều đầm đang bị suy thoái.
Khi hoàn thiện, công trình sẽ được áp dụng kết quả nghiên cứu cho công trình cụ thể ngoài thực tế (thiết kế hoặc thi công). Đồng thời, đưa ra Báo cáo đánh giá thực trạng xâm nhập mặn của các tầng chứa nước ven biển miền Trung: Thực trạng quản lý, khai thác; thực trạng suy giảm nguồn nước tại các tầng chứa nước; hệ thống lại để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước dưới đất ven biển miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu; nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ, quản lý và khai thác các tầng chứa nước ngầm.
Ngoài ra, đề tài cũng sẽ xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá xâm nhập mặn và tính dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước ven biển do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Cơ sở dữ liệu GIS về mức độ tổn thương của các tầng chứa nước, về cảnh báo nguy cơ nhiễm mặn nước dưới đất, đề xuất Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất cho toàn bộ khu vực nghiên cứu và tại một số khu vực trọng điểm.