Tiếp tay cho rửa tiền có thể bị phạt lên đến 500 triệu đồng
Cá nhân có hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng, tổ chức vi phạm nhận mức phạt gấp đôi.
Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 12/12/2014, hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng; các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ bị phạt nặng với mức phạt lên tới hàng tỷ đồng.
Các mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nguồn: internet.
Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng vừa mới được ban hành, từ ngày 12/12/2014, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ bị phạt nặng với mức phạt lên tới hàng tỷ đồng. Như vậy so với Nghị định số 202/2004/NĐ-CP thì Nghị định 96/2014/NĐ-CP đã bổ sung một số hành vi mới.
Điển hình như các vi phạm quy định về: quản lý và sử dụng giấy phép; tổ chức, quản trị, điều hành; cổ phần, cổ phiếu; huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ; cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng; hoạt động thông tin tín dụng; hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản; bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; bảo hiểm tiền gửi; phòng, chống rửa tiền; chế độ thông tin, báo cáo; cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền.
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP được áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đặc biệt là những hành vi vi phạm gây mất an toàn, vi phạm dễ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ sẽ bị áp dụng mức xử phạt nặng như vi phạm về quản lý và sử dụng giấy phép; vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; vi phạm về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng…
Cụ thể, Nghị định mới quy định đối với hành vi hoạt động không có giấy phép (trừ một số trường hợp quy định) và chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hành nước ngoài mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản có thể bị phạt tới 500 triệu đồng.
Đồng thời, phạt tiền từ 500 – 600 triệu đồng đối với hành vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định; phạt từ 400-450 triệu đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định quy định mức phạt tới 150 triệu đồng đối với hành vi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng.
Các mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP được áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đặc biệt là những hành vi vi phạm gây mất an toàn, vi phạm dễ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ sẽ bị áp dụng mức xử phạt nặng như vi phạm về quản lý và sử dụng giấy phép; vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; vi phạm về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng…
Cụ thể, Nghị định mới quy định đối với hành vi hoạt động không có giấy phép (trừ một số trường hợp quy định) và chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hành nước ngoài mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản có thể bị phạt tới 500 triệu đồng.
Đồng thời, phạt tiền từ 500 – 600 triệu đồng đối với hành vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định; phạt từ 400-450 triệu đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định quy định mức phạt tới 150 triệu đồng đối với hành vi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng.
Các mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).
Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'
Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO
Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.
Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em
Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).
Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN
Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.
Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.
Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện
Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.
Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng
Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.
Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023
Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.