'Tiếng kẻng học bài' giúp học sinh xứ Nghệ 'không quên nhiệm vụ' mùa dịch

Trong thời gian học sinh không đến trường để phòng dịch bệnh, nhiều đoàn viên đã tiếp sức bằng hình thức “tiếng kẻng học bài” để giúp các em học sinh tự giác học bài tốt hơn.

Trong thời gian học sinh nghỉ học, các đoàn viên đã tự nguyện đến tận gia đình để tiếp sức cho các em.

Trong đợt nghỉ học dài ngày để phòng tránh dịch bệnh lây lan, nhiều trường THCS, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tiến hành xây dựng kế hoạch, photo tài liệu, bài tập để các em tự ôn luyện.

Bên cạnh đó, để giúp học sinh nắm bắt kiến thức, tinh thần tự giác học bài, nhiều thầy cô, đoàn viên thanh niên ở các huyện đã chủ động phát huy mô hình “tiếng kẻng học bài” hằng đêm.

Đây là một trong những mô hình đã duy trì từ lâu thể hiện được tinh thần phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện phong trào “xây dựng xã hội học tập”.

Nhiều học sinh rất hào hứng với mô hình này.

Cứ vào khoảng 19h30 hằng ngày, các đoàn viên ở chi đoàn Chôm Lôm, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông lại đánh kẻng báo hiệu giờ học bài cho các em học sinh.

Khi các em nghe tiếng kẻng sẽ tự giác dừng các hoạt động vui chơi, giải trí… để ngồi vào bàn học. Kế đó, các bậc phụ huynh sẽ thúc giục, nhắc nhở con tự học, ngoài ra sẽ phải tắt hết tivi, loa đài để có không gian yên tĩnh cho các em tập trung học.

Song song với việc đánh kẻng báo hiệu giờ học, các đoàn viên sẽ đi đến từng hộ gia đình để giảng bài, nhắc nhở các em chyên tâm chuyện học hành.

Đồng thời các bạn trẻ cũng giải thích cho phụ huynh hiểu và nhắc nhở con em tự học đúng giờ, cố gắng tạo không gian học tập yên tĩnh, tránh nói chuyện ồn ào, mở nhạc, tivi … khiến các em mất tập trung.

"Tiếng kẻng học bài" là một mô hình mang lại hiệu quả cao được các bạn trẻ duy trì.

Ngoài ra đội “phản ứng nhanh” của các chi đoàn cũng thường xuyên  kiểm tra các tuyến đường để nhắc nhở các em học sinh đang vui chơi ngoài đường về nhà tự học.

Chị Vi Thị Thảo, Bí thư Huyện đoàn Con Cuông cho biết: “Tiếng kẻng học bài ngoài giúp các em nâng cao ý thức tự giác học tập;  biết sắp xếp thời gian học bài của mình sao cho cân đối, hợp lý. Nhờ vậy mà việc học của các em cũng dần tốt lên rõ rệt. Thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện đoàn sẽ đồng loạt chỉ đạo các đơn vị khơi lại mô hình này”.

Không chỉ có huyện Con Cuông, các xã Hương Sơn, Nghĩa Hoàn, Tân Phú… của huyện Tân Kỳ cũng phát triển mạnh “tiếng kẻng học bài”. Chi đoàn nào có kẻng đánh kẻng, có trống đánh trống hoặc phát trên loa truyền thanh của xóm nhắc nhở con em ngồi vào bàn học.

Các bậc phụ huynh không phải lo về việc học bài của con mình trong thời gian này.

Mô hình này nhận được sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phụ huynh học sinh ở thị trấn Tân Kỳ cho biết: “Kể từ khi có “tiếng kẻng học bài”, thấy các cháu tinh thần phấn chấn lên hẳn, nghe tiếng kẻng thì các cháu đều tự giác vào học chứ không để bố mẹ nhắc nhiều”.

“Khi có tiếng loa thông báo, chị nhắc nhở con mình vào học bài, không chơi điện thoại, không đọc truyện. Chị kiểm tra tình hình học tập, làm bài tập, đồng thời khuyên nhủ con chăm chú học, không được bỏ bê. Có bài tập nào không hiểu thì nhờ các anh chị đoàn viên giúp đỡ”, chị Nguyệt chia sẻ thêm.

“Tiếng kẻng học bài” là mô hình không mới nhưng rất có hiệu quả với thời điểm các trường đang cho học sinh nghỉ học vì dịch bệnh. Mô hình này lan rộng sẽ kích thích tinh thần thi đua học tập, tạo hiệu ứng xã hội lan tỏa trong việc thúc đẩy truyền thống hiếu học trên quê hương.

Theo Nguyễn Tú/Dân trí

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !