Thuốc lá gây ra 200 bệnh khác nhau, báo động tỷ lệ hút thuốc lá
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
7.000 chất hóa học
Dù đã bỏ thuốc lá được 2 năm nhưng ông Ân Văn Tiến, 64 tuổi, ở phường Cao Xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh vẫn thường xuyên phải đến Khoa Tim mạch của bệnh viện tỉnh Quảng Ninh để điều trị.
Ông bị nhồi máu cơ tim, bị tai biến mạch máu não và còn kèm theo các bệnh mỡ máu, suy tim, tiểu đường, huyết áp. Ông Tiến cho biết: “Trước đây do tôi hút thuốc lá nhiều, đến khi tuổi cao mới bỏ thuốc thì không kịp nữa rồi.
Khi tim bị bệnh, khả năng lọc máu kém đi từ đó phát sinh ra các bệnh khác. Ông chỉ mong sao đừng ai giống ông hút thuốc lá, vì chỉ có hại, tốn kém về kinh tế lại mang bệnh vào người, khi về già hối không kịp. Theo các bác sĩ Khoa Tim mạch, nhiều người do hút thuốc, khi về già thời gian họ đến bệnh viện nhiều hơn ở nhà.
Khói thuốc lá được coi là độc hại nhất trong môi trường cư trú. Trong khói thuốc có 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Khói thuốc lá vẫn có thể tồn tại trong không khí khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy được. Người không hút thuốc nếu thường xuyên hít phải khói thuốc cũng chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe dễ mắc các bệnh ung thư phổi, nhiễm đường hô hấp, các bệnh về tim mạch… như những người hút thuốc trực tiếp. Khói thuốc gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m, do đó ngay cả khi người không hút thuốc ngồi ở rất xa người hút thuốc vẫn gặp các nguy cơ về sức khỏe giống như người hút thuốc.
Theo con số thống kê của Bộ Y tế thì tại Việt Nam sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% số ca tử vong do ung thư phổi và 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạch mãn tính… Khói thuốc lá được coi là độc hại nhất trong môi trường cư trú. Trong khói thuốc có 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Khói thuốc lá vẫn có thể tồn tại trong không khí khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy được.
Người không hút thuốc nếu thường xuyên hít phải khói thuốc cũng chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe dễ mắc các bệnh ung thư phổi, nhiễm đường hô hấp, các bệnh về tim mạch… như những người hút thuốc trực tiếp. Khói thuốc gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m, do đó ngay cả khi người không hút thuốc ngồi ở rất xa người hút thuốc vẫn gặp các nguy cơ về sức khỏe giống như người hút thuốc.
Gia tăng tỷ lệ hút thuốc
Trong báo cáo về thực trạng hút thuốc lá trên toàn cầu năm 2019 công bố ngày 26/7, hiện có khoảng 5 tỷ người, tương đương 65% dân số thế giới, được bảo vệ bởi ít nhất một trong số các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá được WHO khuyến nghị và công bố năm 2007.
Con số này đã tăng hơn 4 lần kể từ năm 2007 khi chỉ có khoảng 1 tỷ người (15% dân số thế giới), được bảo vệ bởi một trong các biện pháp này.
Gói giải pháp kiểm soát thuốc lá, gọi tắt là MPOWER, bao gồm 6 chiến lược chính, cụ thể là giám sát các chính sách kiểm soát thuốc lá, bảo vệ con người khỏi tình trạng hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc), cung cấp trợ giúp để cai thuốc lá, cảnh báo mọi người về tác hại của thuốc lá, thực thi quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, và tăng thuế thuốc lá.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc bỏ thuốc lá là một trong những điều tốt nhất mà bất kỳ ai cũng có thể làm để bảo vệ sức khỏe của mình.
Ông cũng nhấn mạnh gói giải pháp MPOWER cung cấp những công cụ thiết thực để giúp mọi người từ bỏ thói quen hút thuốc lá và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, WHO lưu ý nhiều quốc gia vẫn chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp MPOWER vốn có thể giúp mọi người cai thuốc lá hiệu quả và giảm tỷ lệ tử vong do những tác hại của thuốc lá.
Báo cáo nhấn mạnh mặc dù tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm ở hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới, song sự gia tăng dân số đồng nghĩa với việc tổng số người sử dụng thuốc lá vẫn ở mức cao.
Kể từ khi báo cáo về tình trạng hút thuốc lá trên toàn cầu gần đây nhất được công bố vào năm 2017, chỉ có một quốc gia là Brazil gia nhập danh sách cùng với Thổ Nhĩ Kỳ trở thành những quốc gia duy nhất trên thế giới đã thông qua tất cả các chính sách MPOWER ở cấp cao nhất.