Thuốc lá có ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe của dạ dày
Hút thuốc lá làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của dạ dày |
Trong khói thuốc lá chứa hàm lượng chất độc nicotin rất cao, loại chất này đã được chứng minh là có khả năng kích thích và phá hủy thần kinh, cơ quan hô hấp và các bộ phận khác trong cơ thể. Ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì chất nicotin có trong khói thuốc lá khi được hít vào trong sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol- tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP. Bên cạnh đó thuốc lá còn kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh ra chất endothelin làm cho cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu. Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy. Do vậy những đối tượng có hút thuốc lá, đặc biệt là những người hút thuốc lá thường xuyên với số lượng nhiều rất dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Ước tính 41% của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở nam giới và 33% các bệnh ở phụ nữ có thể là do hút thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng là phụ thuộc vào lượng hút và thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá làm suy yếu tác dụng điều trị của thuốc đối kháng histamin-2, có thể kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược tá tràng vào dạ dày, làm tăng nguy cơ và tác hại của vi khuẩn H.P và làm tăng sản xuất các gốc tự do, vasopressin tiết bởi tuyến yên, tiết endothelin bởi niêm mạc dạ dày và sản xuất các yếu tố kích hoạt tiểu cầu.
Hút thuốc cũng ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ niêm mạc. Thuốc lá đóng góp quan trọng đối với sinh bệnh học của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và chỉ ra rằng hút thuốc đóng vai trò thuận lợi đáng kể trong bệnh loét dạ dày tá tràng. Nó làm giảm lưu lượng máu niêm mạc dạ dày và ức chế dạ dày bài tiết chất nhầy, bài tiết prostaglandin dạ dày, nước bọt tiết ra yếu tố tăng trưởng biểu bì, bài tiết bicarbonat niêm mạc dạ dày và bài tiết bicarbonat tụy, thuốc lá làm giảm tái tạo tế bào nên cho loét lâu lành.
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhiều hơn. Khi hút thuốc bạn còn phải đối mặt với vô số bệnh ung thư khác như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư mũi, ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang, ung thư bộ phận sinh dục như âm hộ, tử cung, dương vật...
Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá cũng khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Hút thuốc lá sau khi ăn, buổi sáng trước khi ăn sáng, hút kèm vớiuống trà, uống rượu, hút thuốc khi đang đói,...Đây dường như là thói quen của rất nhiều người tuy nhiên họ lại không ý thức được rằng đây đều là những thói quen rất xấu, khiến cho thuốc lá trở nên độc hại gấp 10 lần.
Hút thuốc còn có khả năng làm tăng nguy cơ bị ợ chua và trào ngược dạ dày. Hút thuốc làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, cơ giữa thực quản và dạ dày, giúp ngăn thức ăn từ dạ dày chảy ngược lại thực quản.
Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm H. pylori, làm chậm lại việc hồi phục loét dạ dày và làm tăng khả năng tái phát loét dạ dày. Dạ dày và tá tràng có chứa axit, enzim và các chất khác giúp tiêu hóa thức ăn.
Hút thuốc cũng làm giảm các yếu tố bảo vệ hoặc làm lành vết thương, bao gồm: Máu tới nuôi niêm mạc; Sự tiết chất nhầy, chất lỏng trong suốt bảo vệ niêm mạc khỏi axit;
Những người hút thuốc còn có khả năng phát triển các polyp đại tràng. Polyp đại tràng là những tổn thương nhỏ trên bề mặt bên trong của đại tràng hoặc trực tràng. Một số polyp là lành tính hoặc không ung thư, trong khi một số polyp là ung thư hoặc có thể phát triển thành ung thư.
Trong số những người mắc chứng polyp đại tràng thì người hút thuốc thường có polyp lớn hơn, nhiều hơn và có nhiều khả năng tái phát hơn.