Thực thi Hiệp định EVFTA: Nhiều điểm sáng

Sau hơn 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA (1/8/2020 - 12/2022), nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, 4/10 doanh nghiệp Việt Nam từng hưởng lợi từ EVFTA.

Doanh nghiệp Việt tận dụng tốt cơ hội

Hội nghị “Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Những thành quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và giải pháp tận dụng hiệu quả” vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội ngày 27/12.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Anh Duy

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhận định, sau hơn 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), tăng trưởng xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt nhiều kết quả. 

Cụ thể, trong năm đầu tiên, trao đổi thương mại song phương đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 11,3%. Và năm thứ hai đạt 61,4 tỷ USD, tăng gần 11,9%, trong đó xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng 17%. 

11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 57 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD, tăng 21%. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực như dệt may (tăng 24%), giày dép (tăng 19%), thủy sản (tăng 41%)…

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ EVFTA cũng là một điểm sáng. Năm 2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sử dụng mẫu C/O Euro.1 đạt khoảng 8,1 tỷ USD, chiếm khoảng 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU, tăng 244% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng năm 2022, tỷ lệ tận dụng ưu đãi là 25,1%, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây, có 4/10 doanh nghiệp Việt Nam đã từng hưởng lợi từ EVFTA. 

“Những kết quả tích cực nói trên cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tương đối hiệu quả các cơ hội từ EVFTA”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

Tiềm năng, dư địa thị trường còn nhiều

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn. Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU hiện nay gồm: Máy vi tính; dệt may; máy móc và thiết bị; giày dép; rau quả tươi, rau củ quả chế biến; thuỷ sản (cá tra và các sản phẩm khác); gạo.

Với mặt hàng rau quả tươi và rau củ quả chế biến, nếu không có EVFTA thì thuế suất sẽ ở mức cao nhất là 20%, nhưng nhờ có EVFTA thì hiện phần lớn thuế đã về mức 0%. Song trên thực tế, tỷ lệ mặt hàng rau quả tươi, rau quả chế biến Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU mới chiếm khoảng 2,7% thị phần tại EU.

Với nhóm mặt hàng thuỷ sản (cá tra và sản phẩm khác), mức thuế suất nếu không có Hiệp định EVFTA thì cũng ở mức 20%, tuy nhiên quá trình thực thi cam kết từ EVFTA đã xoá bỏ thuế với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 3 năm; xoá 90,3% kim ngạch trong 5 năm và 100% trong 7 năm. Hiện tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU mới chiếm khoảng 4,2% thị phần.

Tiềm năng khai thác thị trường EU còn rất nhiều nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó khăn và vướng mắc khi tiếp cận thị trường này, cả về lý do chủ quan và khách quan. Đặc biệt, thương hiệu Việt Nam chưa được xây dựng hoặc chưa được biết đến nhiều tại các nước châu Âu, giá trị và lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam thu về còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hơn cơ hội mà EVFTA mang lại, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai 4 nội dung.

Một là xử lý vấn đề kết nối cho doanh nghiệp thông qua cập nhật và nâng cấp cổng thông tin FTA (FTAP), để kết nối với toàn bộ trang thông tin điện tử của các bộ, ngành, hiệp hội.

Hai là triển khai đánh giá việc thực thi FTA tại các tỉnh, thành phố thông qua chỉ số FTA Index bộ chỉ số này dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2023.

Ba là đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua mạng xã hội, xây dựng các video ngắn, tập trung sâu hơn vào các khoá tập huấn, hội thảo ngắn chuyên đề thiết thực với doanh nghiệp, đặc biệt có các chương trình tập huấn dành cho các CEO, chủ doanh nghiệp.

Và bốn là thúc đẩy các giải pháp cụ thể như triển khai tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tận dụng FTA, thúc đẩy kết nối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA.

Anh Duy

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !