Thủ tướng: “Hoàn thiện kinh tế thị trường để có nguồn lực phát triển”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường bởi nếu không thực hiện giải pháp này, Việt Nam sẽ không có nguồn lực để phát triển.

Phát triển nhanh hơn, bền vững hơn

Phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDBF) 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết VDBF 2015 diễn ra trong bối cảnh năm 2015 là năm quan trọng của Việt Nam với nhiều sự kiện kinh tế chính trị lớn như là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011- 2015, là năm Việt Nam tập trung chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XII.

Đặc biệt, đây cũng là năm Việt Nam chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với việc tham gia Cộng đồng ASEAN; ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu; chuẩn bị ký chính thức các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như FTA Việt Nam – EU, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thủ tướng: “Hoàn thiện kinh tế thị trường để có nguồn lực phát triển” - ảnh 1

Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015

Bối cảnh tình hình mới đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp toàn diện và dài hạn đề nâng cao tính độc lập, tự chủ, huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển bền vững.

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, 5 năm qua (2011- 2015) bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cùng với sự ủng hộ, hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của bạn bè và cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn, yếu kém,

Thủ tướng cho biết, bước vào nhiệm kỳ 5 năm tới (2016 – 2020), bên cạnh những thời cơ thuận lợi, Việt Nam phải đối mặt, vượt qua không ít khó khăn, thách thức.

Đó là sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới. Tình hình phức tạp, căng thẳng, khó lường ở khu vực và thế giới; Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, một mặt đem lại thời cơ lớn cho cộng đồng quốc tế, mặt khác đối mặt cạnh tranh quyết liệt. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động thấp.

Bên cạnh đó, yêu cầu về phát triển kinh tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống, giáo dục, y tế, bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng lớn, trong khi nguồn lực Việt Nam còn hạn chế.

Mặt khác, những hạn chế về quản trị của Nhà nước với nền kinh tế, về cơ cấu kinh tế, về thể chế luật pháp cơ chế chính sách chưa đáp ứng kịp yêu cầu cho sự phát triển và hội nhập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển.

“Với những khó khăn, chúng tôi không chủ quan, thoả mãn, mà chúng tôi sẽ quyết tâm vượt lên, chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các bạn”, Thủ tướng khẳng định trước các đối tác phát triển.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu 5 năm tới tăng trưởng từ 6,5-7% trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, cao hơn mức gần 6% của giai đoạn trước với các trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn.

Trụ cột thứ hai là tăng trưởng kinh tế phải phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống của người dan, lấy con người là mục tiêu trung tâm của sự phát triển.

Đồng thời cải thiện môi trường sống và đảm bảo hòa bình, ổn định.

Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược đó là: cải cách thể chế kinh tế thị trường, phát triển cơ cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

5 nhóm giải pháp trong giai đoạn tới

Để thực hiện mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới, Thủ tướng đã đưa ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, tiếp tục tập trung, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế gắn với tái cơ cấu trên các lĩnh vực, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giữ bội chi ngân sách dưới 4% GDP theo luật ngân sách mới.

Đồng thời bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn, sử dụng hiệu quả nợ công. Bảo đảm an toàn quỹ BHXH.

“Một số quốc gia đã đổ vỡ từ BHXH nên ngay từ bây giờ, chúng tôi đã và đang rất quan tâm về sự an toàn này”, Thủ tướng nói

Thứ hai là Chính phủ Việt Nam tiếp tục tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Nghĩa là thực hiện thể chế kinh tế thị trường một cách hiện đại hơn, đầy đủ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tạo lập và phát triển các định chế kinh tế thị trường, để vận hành đồng bộ và hiệu quả.  Như cải cách thị trường đất đai, thị trường vốn, lao động…hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch và dễ tiếp cận hơn.

“Như các bạn nói, Việt Nam lấy vốn đâu để phát triển nhanh và bền vững? Không có cách nào khác chính là thực hiện đầy đủ thể chế kinh tế thị trường”, Thủ tướng khẳng định trước các nhà đầu tư quốc tế.

Theo Thủ tướng, nếu không hoàn thiện tốt thể chế kinh tế thị trường sẽ không có nguồn lực để phát triển và ngược lại.

“Việc thực hiện đầy đủ, hiện đại và hiệu quả một thể chế kinh tế thị trường sẽ giúp huy động được vốn từ 92 triệu người dân trong nước và 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài cũng như các nhà đầu tư ngoại. Nếu hoàn thiện tốt thể chế hiện đại, phù hợp với thế giới thì sẽ có nguồn lực để phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Mặt khác, Chính phủ luôn ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi nhân dân là người quyết định thành công hay thất bại của nền kinh tế.

Thứ ba, giải pháp mà Thủ tướng đưa ra là, chủ động hội nhập quốc tế, hiệu quả, trọng tâm là kinh tế quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam đang và sắp trở thành thành viên của 14 hiệp định thương mại tự do, với 55 quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong đó có 15 nước trong G20. Việt Nam cũng có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới với hơn 100 quốc gia có dự án đầu tư vào Việt Nam.

Để tận dụng được những cơ hội của hội nhập, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ hoàn thiện thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh để huy động mọi nguồn lực phát triển.

Thứ tư, Chính phủ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam tập trung phát triển tốt hơn văn hoá, bảo đảm công bằng, an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện tốt hơn đời sống người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đối khí hậu.

Và cuối cùng, người đứng đầu Chính phủ cho biết, Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung nâng cao năng lực quản trị quốc gia, quản trị nền kinh tế. Xây dựng Nhà nước pháp quyền, tập trung hoàn thiện thể chế luật pháp, bảo đảm quyền dân chủ, tự do, quyền sở hữu của người dân theo Hiến Pháp 2013. 

Diệu Thùy

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.