Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Tường không hề lo lắng về vấn đề việc làm như đa phần tân cử nhân khác bởi đã có công việc ổn định từ lâu.

Làm việc không ngừng ngay khi đi học

Lê Nhật Tường từng "nổi danh" ở trường khi ở năm thứ 3 đại học, cậu được chuyển từ vị trí thực tập không lương sang vị trí OJT (tham gia dự án thực tế và có lương) ngay trong tuần đầu tiên thực tập. 

“Từ tháng 8-10/2021, em làm việc ở vị trí OJT (On the job training) tại Công ty TNHH Phần Mềm FPT. Đây cũng là công ty mục tiêu của em khi còn ngồi trên giảng đường đại học nên nhờ vào cơ hội này, em cố gắng nỗ lực, thể hiện bản thân hết mình”. 

 

Lê Nhật Tường - thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2022


Tới tháng 10/2021, sau 3 tháng làm OJT, Tường được giữ làm nhân viên chính thức tại công ty và làm việc ở đây đến hết tháng 9/2022 ở vị trí kỹ sư phần mềm (Software Engineer)

“Khi đó, em chỉ mới kết thúc năm 3 đại học. Tuy nhiên, bằng việc học “trực tuyến” và làm việc “trực tuyến” nên em có thể sắp xếp thời gian gian làm việc fulltime tại FPT Software” – Tường chia sẻ.

Gần nửa năm nay, từ 9/2022, Tường đã chuyển sang Công ty cổ phần VNG, cũng ở vị trí kỹ sư phần mềm. 

“Mảng tập trung chính của em là về lập trình web. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc/nguyên lý của công nghệ phần mềm vào việc thiết kế, phát triển, bảo trì, kiểm thử, và đánh giá website”.

“Một ngày làm việc của em bắt đầu vào lúc 9h và kết thúc vào 18h. Mỗi thứ 3 hằng tuần, nhóm của em sẽ có buổi họp xem lại các nội dung đã làm được cũng như những khó khăn gặp phải để mọi người hỗ trợ giải quyết. Các thành viên trong nhóm cũng sẽ nhận nhiệm vụ mới để thực hiện trong tuần tiếp theo. 

Sau khi nhận nhiệm vụ, em sẽ nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu rõ yêu cầu và bắt đầu “viết code” để giải quyết vấn đề được giao….

Ngoài giờ làm, em tham gia các lớp chạy bộ và tập cardio để rèn luyện sức khỏe và thư giãn…".

 

Lê Nhật Tường trong lễ  "Vinh danh thủ khoa" năm 2022 của TP.HCM


Tuy nhiên, trước khi làm công việc liên quan tới ngành học, Tường thậm chí còn có cả việc làm từ học kỳ II năm thứ nhất.

“Khi đó, Tường đăng ký trợ giảng cho giảng viên môn nhập môn lập trình vì được 10 điểm môn học này. Trong 7 học kỳ sau đó, Tường trợ giảng cho 3 giảng viên. Với mức “lương” 30 nghìn đồng/tiết, công việc này giúp cậu có thêm khoản thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/học kỳ. Hiện nay, Tường cho biết cậu có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. 

“Em cũng đặt mục tiêu có thu nhập phù hợp với năng lực của mình, lấy đó làm động lực để cố gắng phấn đấu, trau dồi khả năng chuyên môn. Khi chuyển sang công ty mới em cũng chủ động “deal” lương với HR để được trả mức mà bản thân mong muốn”.

Nên chủ động tìm việc trước khi tốt nghiệp

Với kinh nghiệm cá nhân, Tường khuyên các bạn trẻ nên chủ động tìm việc trước khi tốt nghiệp. 

“Nếu như không đảm bảo được thời gian, các bạn có thể tìm đến các công việc part time đúng với ngành mình theo học. Đi làm sớm giúp các bạn có thể tham gia các dự án thực tế bên ngoài, tích lũy kinh nghiệm cho hành trình sự nghiệp sau này. 

Công nghệ thông tin là một ngành đặc thù, có rất nhiều hướng đi để lựa chọn. Vì thế, các bạn cần chủ động tìm hiểu vị trí mình thích và xem phù hợp với chuyên ngành và công nghệ nào để có thể phát triển tốt trong lĩnh vực này”.

Đồng thời, Tường cũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc học.

“Việc có điểm số cao trong học tập và việc tham gia các hoạt động Đoàn - Hội và tình nguyện đã giúp em rất nhiều trong việc “chinh phục” các nhà tuyển dụng. 

Các kiến thức học được ở trường cũng là một thuận lợi để em có thể “bắt kịp” các anh chị trong những ngày đầu làm việc”. 

 Khi là sinh viên, Tường rất tích cực tham gia và tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện


Về xu thế khởi nghiệp, Tường bày tỏ quan điểm: “Nếu như các bạn có ý tưởng, có nhiệt huyết nên cố gắng phát huy để phát triển “đứa con” của mình. 

Nhưng bên cạnh việc khởi nghiệp, các bạn nên tìm thêm một công việc bên ngoài để có thể biết thêm các dự án khác được chạy như thế nào và cũng để “lấy ngắn, nuôi dài”, đảm bảo thu nhập và có thêm nguồn vốn để đầu tư”.       

Tường cho biết, thời gian tới, sẽ cố gắng tập trung vào chuyên môn, trau dồi khả năng ngoại ngữ. 

“Hướng phát triển của em sẽ chuyên về quản lý hơn là làm thuần công nghệ nên cần có thêm học hỏi thêm nhiều kỹ năng.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, em sẽ xây dựng thêm một website hỗ trợ các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin, cũng như tạo thêm nguồn thu nhập thụ động cho bản thân”.

Khi còn là sinh viên, bên cạnh việc học tập, Lê Nhật Tường rất tích cực tham gia và tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa như: Chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2019, 2020, 2021, 2022; Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh năm 2020, 2022; Chương trình Trung thu yêu thương…

Tường đã nhận Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong Chiến dịch Xuân tình nguyện” lần thứ 13, 14 (năm 2021, 2022), Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh lần thứ 27 (năm 2020) và một số giấy khen tình nguyện cấp trường, cấp quận khác.

Ngân Anh 

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Hơn 12.000 học sinh, sinh viên được đào tạo về công nghệ AI

Đến nay đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên đến từ 95 trường học tại 21 tỉnh thành trên cả nước được đào tạo về vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.