Thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi ong "trên đá"

Giá mỗi lít mật ong thường vào khoảng 300 – 400 nghìn đồng/lít, mỗi năm, các hộ nuôi nhiều ong thu về từ 100 – 200 triệu đồng.

Từ lâu, mật ong ở Hà Giang đã nổi tiếng do có chất lượng rất tốt, nhiều công dụng. Để làm ra những giọt mật vàng óng, sóng sánh ấy là sự chăm chỉ, cần cù của những người theo nghề nuôi ong trên vùng Cao nguyên đá.

Thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi ong
Anh Cháng Thìn Lù, Giám đốc HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân (Quản Bạ) kiểm tra tổ ong của HTX.

Nghề nuôi ong lấy mật ở Cao nguyên đá bắt đầu từ cách đây rất lâu, có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 – 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 – 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.

Nhất là từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được Unesco công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, nhiều du khách đến tham quan đã giúp cho thương hiệu mật ong Bạc hà trở lên nổi tiếng. Đến năm 2013, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc cho sản phẩm “Mật ong Bạc hà”, bao gồm khu vực 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ. Công nhận chất lượng riêng có của mật ong Bạc hà, giúp nghề nuôi ong ngày càng phát triển. Hàng năm, cứ vào tầm tháng 10 –  tháng 11, được gọi là mùa mật ong Bạc hà, cũng là dịp du khách thường tới thăm quan cảnh sắc mùa hoa Tam giác mạch, hoa Cải, hoa Dền, hoa Bạc hà của Hà Giang và mang mật ong về làm quà.

Mật ong Bạc hà là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, song ít ai biết những người dân bản địa làm nghề chắt mật phải làm lụng vất vả, cần cù chịu khó, để duy trì nghề từ năm này sang năm khác.

Đến thăm HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân ở thôn Thanh Long, được anh Cháng Thìn Lù, Giám đốc HTX, chia sẻ: “Riêng nhà tôi làm mật ong đã hơn 10 nay rồi, các hộ khác trong thôn cũng nuôi ong từ 5 – 6 năm. Mình bắt đầu nghề từ khi đi học về liền nối nghiệp cha, ban đầu chỉ nuôi khoảng 15 tổ ong một năm thôi. Về sau nhu cầu mua mật của khách tăng lên thì vào lúc cao điểm nhà tôi nuôi đến 500 tổ ong”. Nghề nuôi ong nay đã khác xưa nhiều nhờ vào trình độ KHKT thay đổi, quy mô tăng lên, người dân địa phương không còn phải vào rừng tìm tổ ong về thuần hóa nữa mà duy trì đàn ong tại nhà.

Ở vùng đá khắc nghiệt là thế, song cũng có những mùa hoa cho đàn ong đi làm mật. Người nuôi ong cũng như “dân du mục” thay đổi địa điểm thường xuyên theo mùa hoa. Hàng năm, cứ đến mùa Xuân từ khoảng tháng 3 – tháng 4 là mùa tách đàn ong, tầm tháng 5, 6, 7, 8 là mùa thu mật. Đến tháng 8 hàng năm là mùa mật ong Bạc hà, cho đến tháng 11 là vụ Bạc hà cuối cùng cũng là lúc dồn đàn ong lại, giảm số lượng ong để tránh mùa Đông lạnh chờ mùa xuân đến. Anh Lù cho biết, nuôi ong phải chuyển nhiều địa điểm mới thu được mật, cứ đến tháng 9 –  tháng 10 là lúc anh chuyển đàn ong lên Đồng Văn để thu mật ong Bạc hà.

Nhìn vào sự phát triển của nghề nuôi ong hiện nay đang dần nâng cao về chất lượng và số lượng theo hướng hàng hóa. Giá mỗi lít mật ong thường vào khoảng 300 – 400 nghìn đồng/lít, mật ong Bạc hà tùy thời có thể cao hơn gấp đôi, đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ nuôi ong trong vùng. Trung bình, các hộ nuôi nhiều ong thu về từ 100 – 200 triệu đồng/năm, từ đó thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, nghề nuôi ong hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi có sự cạnh tranh của các chủ nuôi ong ngoại từ vùng khác đến. Do số diện tích bạc hà không tăng mà số lượng đàn ong lại tăng lên chóng mặt dẫn đến sự tranh chấp giữa ong nội và ong ngoại.

Để đảm bảo thương hiệu “mật ong Bạc hà” của vùng, đảm bảo đời sống của đồng bào vùng khó khăn nhất cả nước, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân như thành lập Hội sản xuất và kinh doanh mật ong trên Cao nguyên đá. Đây là nơi giúp các hộ nuôi ong nhỏ, lẻ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà.

Anh Lù cho biết: “Không phải loại mật nào cũng được gắn mác “mật ong Bạc hà”, mà chỉ có mật đúng mùa Bạc hà mới đủ tiêu chuẩn”. Ngoài ra, HTX của anh phải tự đăng ký một nhãn hiệu mới là “Mật ong dược liệu” cho mật vào những mùa hoa dược liệu khác. Để mật ong đảm bảo chất lượng, HTX đang đầu tư bài bản hơn như: Xây dựng thương hiệu, mua máy tách thủy phân để lọc mật ong, đóng chai mật ong từ 500 – 1.000 ml... Hy vọng với sự cần cù, hết lòng với thương hiệu mật ong Cao nguyên đá sẽ đem về mật ngọt cho những người nuôi ong ở đây.

Nguồn: Báo Hà Giang

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.