Thích ăn cà rốt, trẻ tím tái toàn thân
Cà rốt là một loại củ có nhiều chất đường, vitamin, muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten rất tốt cho cơ thể. Chính vì nghĩ công dụng của cà rốt tốt như vậy nên nhiều gia đình đã cho trẻ ăn quá nhiều, hậu quả là có trẻ phải nhập viện vì cà rốt.
Nhập viện trong tình trạng tím tái
Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM vừa tiếp nhận một bệnh nhi 29 tháng tuổi, tạm trú tại Bình Dương, được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng tím môi, tím tay chân, toàn thân mệt mỏi. Trước đó, bệnh nhi bị sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Gia đình cho bé đến khám tại phòng mạch tư nhân ở gần nhà và được bác sĩ cho uống thuốc amoxicillin, acemol, vitamin C nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
Đến ngày thứ 3, gia đình thấy bé có dấu hiệu chuyển bệnh nặng mới đưa con đến nhập viện địa phương, sơ cứu thở ôxy sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1. Lúc này, bé đã trở nên lừ đừ, thở mệt, môi tím, đầu chi tím, nhịp tim nhanh. Qua thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, chụp X quang tim phổi, siêu âm... cho thấy bệnh nhi bị methemoglobin máu. Ngay lập tức cháu được cho thở ôxy và dùng thuốc giải độc xanh methylen tiêm mạch liều 1mg/kg. Sau 30 phút tiêm xanh methylen, bé đã bớt tím môi, tay chân và hồng hào trở lại sau 1 giờ.
“Khi chúng tôi khai thác kỹ bệnh sử mới biết người nhà thường nấu canh súp có cà rốt cho trẻ ăn và trẻ cũng thích ăn cà rốt sống. Sau nhiều ngày sử dụng, trẻ bị methemoglobin máu do nồng độ chất nitrate có nhiều trong cà rốt. Hiện trẻ đã được xuất viện và được dặn dò chu đáo về cách sử dụng một số loại thức ăn cũng như thuốc có thể gây methemoglobin cho trẻ”, BS Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết.
Cũng theo BS Minh Tiến, methemoglobine là sản phẩm của hemoglobine bị ôxy hóa, trong đó Fe++ hóa trị 2 trong hemoglobine được chuyển thành Fe+++ hóa trị 3. Hemoglobine có khả năng chuyên chở ôxy đến mô cơ thể nên làm da niêm có màu hồng trong khi methemoglobine không có khả năng vận chuyển ôxy nên làm da niêm tím tái.
Bình thường, trong hồng cầu vẫn hình thành methemoglobine (<1%) nhưng không tồn tại lâu, vì cơ thể có hệ thống men khử methemoglobine thành hemoglobine bình thường. Tuy nhiên, có một số tác nhân ôxy hóa mạnh như hóa chất (Chlorates, Aniline - phẩm nhuộm, Trinitrotoluene - thuốc nổ), thuốc (Nitroglycerine, Sulfonamide, Primaquine, Chloroquine, Lidocain, Prilocain - EMLA, Benzocain - gây tê tại chỗ, Nitrate bạc - bôi bỏng) hay một số loại thức ăn có hàm lượng nitrate cao gây biến đổi hemoglobine thành methemoglobine quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử đưa đến tăng methemoglobine máu, dẫn đến bệnh nhân bị tím tái.
Ăn bao nhiêu thì vừa?
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đặc biệt tốt với những trường hợp tiêu chảy nhẹ làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột trở lại bình thường.
Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn. Những người đua ôtô và lái xe vận tải cũng được khuyên nên ăn cà rốt trước khi lái, nhất là những chuyến đi đêm. Hay các nhà nghiên cứu phải làm việc khuya dưới ánh nắng điện cũng rất cần ăn cà rốt, vì vitamin A có tác dụng trên võng mạc mắt và giúp tăng thị lực.
Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng bạn không nên ăn nhiều vì nếu bạn ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết. Bạn chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.
Cũng theo BS Minh Tiến, ngoài cà rốt, những tác nhân ôxy hóa mạnh thường gặp cũng gây methemoglobine máu như: Nước giếng, củ dền, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường... Những thức ăn này có hàm lượng nitrate cao, khi ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng methemoglobine máu (không có khả năng chuyên chở ôxy cho mô), làm cho bệnh nhân bị tím tái, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nguồn Giadinh.net
Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM vừa tiếp nhận một bệnh nhi 29 tháng tuổi, tạm trú tại Bình Dương, được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng tím môi, tím tay chân, toàn thân mệt mỏi. Trước đó, bệnh nhi bị sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Gia đình cho bé đến khám tại phòng mạch tư nhân ở gần nhà và được bác sĩ cho uống thuốc amoxicillin, acemol, vitamin C nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
Bệnh nhi 29 tháng tuổi phải nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 do ăn nhiều cà rốt. Ảnh: BC. |
Đến ngày thứ 3, gia đình thấy bé có dấu hiệu chuyển bệnh nặng mới đưa con đến nhập viện địa phương, sơ cứu thở ôxy sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1. Lúc này, bé đã trở nên lừ đừ, thở mệt, môi tím, đầu chi tím, nhịp tim nhanh. Qua thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, chụp X quang tim phổi, siêu âm... cho thấy bệnh nhi bị methemoglobin máu. Ngay lập tức cháu được cho thở ôxy và dùng thuốc giải độc xanh methylen tiêm mạch liều 1mg/kg. Sau 30 phút tiêm xanh methylen, bé đã bớt tím môi, tay chân và hồng hào trở lại sau 1 giờ.
“Khi chúng tôi khai thác kỹ bệnh sử mới biết người nhà thường nấu canh súp có cà rốt cho trẻ ăn và trẻ cũng thích ăn cà rốt sống. Sau nhiều ngày sử dụng, trẻ bị methemoglobin máu do nồng độ chất nitrate có nhiều trong cà rốt. Hiện trẻ đã được xuất viện và được dặn dò chu đáo về cách sử dụng một số loại thức ăn cũng như thuốc có thể gây methemoglobin cho trẻ”, BS Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết.
Cũng theo BS Minh Tiến, methemoglobine là sản phẩm của hemoglobine bị ôxy hóa, trong đó Fe++ hóa trị 2 trong hemoglobine được chuyển thành Fe+++ hóa trị 3. Hemoglobine có khả năng chuyên chở ôxy đến mô cơ thể nên làm da niêm có màu hồng trong khi methemoglobine không có khả năng vận chuyển ôxy nên làm da niêm tím tái.
Bình thường, trong hồng cầu vẫn hình thành methemoglobine (<1%) nhưng không tồn tại lâu, vì cơ thể có hệ thống men khử methemoglobine thành hemoglobine bình thường. Tuy nhiên, có một số tác nhân ôxy hóa mạnh như hóa chất (Chlorates, Aniline - phẩm nhuộm, Trinitrotoluene - thuốc nổ), thuốc (Nitroglycerine, Sulfonamide, Primaquine, Chloroquine, Lidocain, Prilocain - EMLA, Benzocain - gây tê tại chỗ, Nitrate bạc - bôi bỏng) hay một số loại thức ăn có hàm lượng nitrate cao gây biến đổi hemoglobine thành methemoglobine quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử đưa đến tăng methemoglobine máu, dẫn đến bệnh nhân bị tím tái.
Ăn bao nhiêu thì vừa?
Khi dùng cà rốt, bạn nên chọn những củ còn non, màu đỏ da cam tươi, rửa sạch, cạo vỏ chứ không gọt vỏ sâu vì các vitamin và muối khoáng tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài của cà rốt.
Theo các nhà dinh dưỡng, cà rốt là một loại củ có nhiều chất đường, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A rất tốt cho cơ thể. Trong 100g cà rốt có 88g nước, 8g đường, 1.5g protid, 1.2g xenluloza, 43mg canxi, 39mg photpho, 0.8mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.4mg vitamin PP, 0.8mg vitamin C và từ 1 đến 9mg–caroten…Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đặc biệt tốt với những trường hợp tiêu chảy nhẹ làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột trở lại bình thường.
Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn. Những người đua ôtô và lái xe vận tải cũng được khuyên nên ăn cà rốt trước khi lái, nhất là những chuyến đi đêm. Hay các nhà nghiên cứu phải làm việc khuya dưới ánh nắng điện cũng rất cần ăn cà rốt, vì vitamin A có tác dụng trên võng mạc mắt và giúp tăng thị lực.
Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng bạn không nên ăn nhiều vì nếu bạn ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết. Bạn chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.
Cũng theo BS Minh Tiến, ngoài cà rốt, những tác nhân ôxy hóa mạnh thường gặp cũng gây methemoglobine máu như: Nước giếng, củ dền, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường... Những thức ăn này có hàm lượng nitrate cao, khi ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng methemoglobine máu (không có khả năng chuyên chở ôxy cho mô), làm cho bệnh nhân bị tím tái, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nguồn Giadinh.net
Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời
Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê
Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?
Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.
Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.