Nghề nghiệp đầu tiên của dàn sếp quyền lực tại Shark Tank: Người là cô giáo dạy Văn, người làm nhân viên kinh doanh ô tô

Trước khi trở thành những doanh nhân, nhà đầu tư đình đám như hiện tại, các Shark đều trải qua nhiều công việc khác nhau và cũng có cả những thất bại trong lần đầu khởi nghiệp.

Từ khi Shark Tank Việt Nam lên sóng, dàn "cá mập" nhanh chóng trở thành tâm điểm được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Không chỉ đối với các startup trẻ, công chúng cũng dành nhiều sự quan tâm bởi họ đều là những doanh nhân thành đạt, những nhà đầu tư thông minh, tinh tế. Đương nhiên, trước khi có được vị trí như hiện tại, các Shark đều trải qua những công việc khác nhau, thậm chí có người còn không bắt đầu nghề nghiệp đầu tiên bằng kinh doanh.

Shark Hưng: Làm nhân viên kinh doanh ô tô và "nhảy việc" liên tục

Có thể nhiều người chưa biết, Shark Hưng từng theo học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ngành đúc nhiệt luyện và tốt nghiệp kỹ sư cơ khí luyện kim. Sau đó, Shark Hưng tốt nghiệp Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên ngành ngôn ngữ Anh. Vốn là người đam mê việc học, vị "cá mập" này còn tiếp tục lấy bằng thạc sĩ kinh doanh MBA của trường Quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ Châu Á Thái Lan.

Nghề nghiệp đầu tiên của dàn sếp quyền lực tại Shark Tank: Người là cô giáo dạy Văn, người làm nhân viên kinh doanh ô tô - Ảnh 1.

Shark Hưng - vị "cá mập" được nhiều người yêu mến trong Shark Tank Việt Nam

Ra trường, Shark Hưng xuất phát là một nhân viên phụ trách hệ thống chất lượng dịch vụ của các hãng xe ô tô. Từng khuyên các bạn trẻ: "Nếu thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút lui để đổi công việc khác", cho nên tuổi trẻ của Shark Hưng cũng giống như vậy.

Sau khi chia tay với các hãng xe lớn, Shark Hưng tiếp tục với vị trí như dịch vụ khách hàng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc phát triển chiến lược. Bên cạnh đó, nam CEO còn thử sức trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ quản lý năng suất đến thương mại điện tử. Cho đến năm 30 tuổi, Shark Hưng mới bắt đầu khởi nghiệp.

Con đường học vấn suôn sẻ, có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng khi bắt tay vào khởi nghiệp, Shark Hưng cũng có không ít lần chưa thành công như mong muốn. Thời gian đầu khi vào thị trường bất động sản, Shark Hưng cũng từng "sụt hố", thua lỗ. Tuy nhiên sau tất cả những lần đó, Shark Hưng có thêm những kinh việc để thay đổi từng bước chiến lược kinh doanh và cho đến hiện tại là Phó Chủ tịch Tập đoàn CEN Group (tập đoàn cung cấp dịch vụ bất động sản).

Nghề nghiệp đầu tiên của dàn sếp quyền lực tại Shark Tank: Người là cô giáo dạy Văn, người làm nhân viên kinh doanh ô tô - Ảnh 2.

Shark Hưng thời còn sinh viên

Shark Liên: Cô giáo dạy Văn, nhân viên thuyết trình đến "nữ hoàng bảo hiểm"

Tham gia vào Shark Tank Việt Nam, Shark Liên được mệnh danh là "bà ngoại", "người đàn bà thép",... không ngừng kết nối các giá trị và môi trường khởi nghiệp ở châu u, đặc biệt là Đức về cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Được biết, Shark Liên lớn lên trong gia đình có truyền thống làm giáo dục. Vì lẽ đó, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Shark Liên đã theo học Khoa Ngữ văn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội II. Đúng theo lộ trình, khi ra trường, Shark Liên trở thành một cô giáo dạy văn giống như bố mẹ mong muốn. Có thể nói, đây cũng là nghề nghiệp đầu tiên của nữ CEO.

Sau 3 năm đứng trên bục giảng, Shark Liên cảm nhận nghề giáo cao quý nhưng an toàn, không mang đến cơ hội được sáng tạo với một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập. Điều này khiến nữ "cá mập" quyết định Nam tiến, thay đổi cuộc đời và tìm ra những bước tiến mới cho mình.

Nghề nghiệp đầu tiên của dàn sếp quyền lực tại Shark Tank: Người là cô giáo dạy Văn, người làm nhân viên kinh doanh ô tô - Ảnh 3.

Trước khi làm "nữ hoàng bảo hiểm", Shark Liên từng là giáo viên dạy Văn

Ở mảnh đất phương Nam, Shark Liên đã lăn lộn với đủ thể loại nghề nghiệp khác nhau để kiếm sống, nổi bật nhất trong giai đoạn này đó chính là công việc làm nhân viên thuyết minh tại Bảo tàng Vũng Tàu. Cuối cùng, khi dấn thân vào công ty bảo hiểm Bảo Minh trong nửa sau thập niên 1990, cuộc đời Shark Liên mới chính thức sang trang mới. Gắn bó 8 năm, tích lũy không ít kinh nghiệm quý báu trên thương trường khốc liệt, Shark Liên quyết định khởi nghiệp và có được sự thành công như hiện tại.

Shark Lê Hùng Anh: Quyết định dừng học đại học để khởi nghiệp

Shark Lê Hùng Anh - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành BIN Corporation, chính là "cá mập" mới của Shark Tank Việt Nam mùa 5. Là gương mặt mới nhưng ngay trong tập đầu tiên, vị "cá mập" này đã khiến khán giả gật gù tâm đắc bởi những phát ngôn, chia sẻ hữu ích.

So với dàn Shark trong chương trình, Shark Lê Hùng Anh là người bắt đầu khởi nghiệp sớm nhất. Từng chia sẻ trên báo chí, CEO gốc Quảng Nam cho biết giấc mơ khởi nghiệp đã ấp ủ từ khi còn là sinh viên, chân ướt chân ráo vào Sài Gòn. Vốn không có nền tảng kinh tế tốt nên anh luôn muốn có thu nhập ổn định để lo cho bản thân cũng như giúp gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn.

Nghề nghiệp đầu tiên của dàn sếp quyền lực tại Shark Tank: Người là cô giáo dạy Văn, người làm nhân viên kinh doanh ô tô - Ảnh 4.

Bỏ học để khởi nghiệp từ khi còn sinh viên, Shark Lê Hùng Anh gây dựng nên tập đoàn quốc tế đa ngành

Khi đang học năm 2 Đại học Bách khoa TPHCM, Lê Hùng Anh đã bắt đầu khởi nghiệp bằng những dự án như hệ thống dạy học trực tuyến, cửa hiệu Bác sĩ máy tính. Tuy nhiên khi thấy vừa học, vừa làm không mang lại hiệu quả như mong đợi, anh quyết định dừng học và tìm một công việc để trau dồi kinh nghiệm làm việc thực tế và học hỏi về nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.

Sau đó, vị "cá mập" mới toanh này làm nhân viên IT tại một công ty may. Nhiều năm tích lũy kinh nghiệm cùng động lực giúp đỡ gia đình, niềm đam mê khởi nghiệp cháy bỏng, Shark Lê Hùng Anh mạnh dạn thành lập công ty chuyên về hosting, dữ liệu doanh nghiệp, dịch vụ phụ trợ, hỗ trợ dịch vụ du lịch cùng 5 cộng sự đầu tiên. Đây cũng là công ty tiền thân của Tập đoàn BIN Corporation Group.

Nguồn: Tổng hợp

9X khéo tay vừa bán bánh vừa mở lớp dạy nghề, thu nhập 50-70 triệu đồng mỗi tháng

9X khéo tay vừa bán bánh vừa mở lớp dạy nghề, thu nhập 50-70 triệu đồng mỗi tháng

Thay vì chọn con đường học đại học, cô gái 9X ở Bình Dương đã chọn khởi nghiệp với những chiếc bánh… để vừa trở thành cô chủ tiệm bánh online Tina Homemade Cake&Class, vừa là giáo viên lan tỏa tình yêu bánh đến những người cùng đam mê.

Theo Kenh14

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.

1 triệu ha lúa chất lượng cao thu 9 triệu tấn gạo: Chưa trồng đã đắt khách mua

Trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL vẫn là đề án đang trong quá trình hoàn thiện của Việt Nam. Khi hay tin nước ta sẽ có 9 triệu tấn gạo chất lượng cao, nhiều quốc gia muốn đặt mua đơn hàng lớn.