Những người chủ Ngỗng làm thương hiệu nông sản khi chứng kiến nỗi đau gạo sạch đổ nuôi ngỗng

Chứng kiến cảnh nhiều nông sản sạch 'tắc' đầu ra, thậm chí phải kêu gọi giải cứu, chàng kỹ sư nông nghiệp Bùi Ngọc Cường đã quyết định thành lập doanh nghiệp với hệ sinh thái bền vững, làm cầu nối giúp nông dân xây dựng thương hiệu của chính mình...

Thành lập “Ngỗng” xây thương hiệu nông sản

Trở về Việt Nam vào năm 2015, nhìn đàn ngỗng hơn 200 con của gia đình nuôi, rồi cả một kho thóc đầy, anh Bùi Ngọc Cường (SN 1990, quê ở Hải Phòng) tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, phát triển bền vững tại Hà Lan, hỏi chuyện và được cha mẹ anh cho biết: “Ngỗng này nuôi từ thóc ruộng rươi”.

Loài rươi rất nhạy cảm và không thể sống nếu có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Bởi vậy, khi người nông dân nuôi rươi trên đất trồng lúa, đồng nghĩa đó là ruộng lúa phải hoàn toàn sạch. Hạt gạo làm ra trên ruộng này vừa sạch vừa có nhiều dinh dưỡng từ con rươi. Thế nhưng khi gia đình Cường làm ra hạt gạo sạch và ngon đó, bán ra thị trường lại không thể thuyết phục được người mua tin đây là gạo sạch.

{keywords}
Giống lúa ST25 được trồng trên cánh đồng nuôi rươi ở An Lão (Hải Phòng) của anh Bùi Ngọc Cường.

Không có thương hiệu, khách hàng không tin, ông bà đã chấp nhận bán lỗ cho trường mầm non với giá bằng gạo thường để các cháu nhỏ có gạo sạch ăn. Mặc dù bán lỗ nhưng sản lượng gạo làm ra vẫn không tiêu thụ hết. Bố Cường đã đem số gạo sạch đó ra nuôi ngỗng, rồi quyết định… không làm nữa. 

Từ câu chuyện của gia đình mình, Cường nhận thấy, đây chính là câu chuyện chung của người nông dân. “Họ cứ làm, cứ sản xuất, đến khi thu hoạch mới tìm đầu ra, mới đi giải cứu sản phẩm”, Bùi Ngọc Cường chia sẻ.

Và đó là lý do Cường quyết định thành lập và phát triển thương hiệu Ngỗng (An Biên Food) với sản phẩm đầu tay là gạo Ngỗng - gạo từ ruộng rươi. Với mục đích đồng hành cùng người nông dân để tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, giúp bà con nông dân xây dựng thương hiệu nông sản và bán được sản phẩm chất lượng đúng giá trị, nâng cao giá trị chế biến, đa dạng sản phẩm và đến được tay đúng những khách hàng tin dùng. 

Với mong muốn xây dựng hệ sinh thái bền vững tương hỗ trong nông nghiệp, doanh nghiệp xã hội này hỗ trợ xây dựng, khai thác, phát triển nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, giúp quảng bá, phân phối nông sản của người nông dân đến các đại lý và người tiêu dùng.

Hệ sinh thái nông nghiệp của Ngỗng bao gồm: Người nông dân, các hợp tác xã, chuyên gia trong nước và quốc tế, xưởng sản xuất chế biến, kênh phân phối và khách hàng.

Đặc biệt, Ngỗng nghĩ ra cách kết nối khách hàng với người sản xuất trong các tour “chuyến đi của Ngỗng”. Khách hàng trực tiếp đến các địa điểm làm nông sản sạch để trải nghiệm, nói chuyện và tìm hiểu thông tin làm nông nghiệp của mô hình đó.

Hiện tại, những người tham gia vào làm ở Ngỗng gồm 10 bạn trẻ yêu nông nghiệp. Ngoài ra, còn hơn 100 hộ nông dân ở các vùng nguyên liệu cam kết đồng hành cùng Ngỗng.

{keywords}
Anh Bùi Ngọc Cường (áo vàng) cùng những người làm tại Ngỗng ở vườn cam Chú Phúc ở Hàm Yên, Tuyên Quang.

Để người nông dân làm chủ thương hiệu của chính mình

Có thể thấy, các thương hiệu Ngỗng đã xây dựng cho người nông dân không gắn với tên Ngỗng, mà gắn với tên của chủ sản phẩm như bột sắn dây Chú Hoà, cam Chú Phúc… Nhờ vậy, chính người nông dân là người có trách nhiệm với thương hiệu, uy tín của mình.

Một bằng chứng cụ thể đã được Ngỗng áp dụng và thành công là thương hiệu cam Chú Phúc của gia đình ông Hoàng Thọ Phúc ở Hàm Yên (Tuyên Quang). Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, ở giai đoạn đầu, Ngỗng tập trung vào đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, thiết kế bao bì sản phẩm, thiết kế tờ rơi. Sau đó, Ngỗng truyền thông sản phẩm bằng cách kể câu chuyện tạo ra sản phẩm, quy trình canh tác, những điểm khác biệt, những trải nghiệm chân thực những giá trị cộng đồng tốt đẹp,…

“Khi lựa chọn kênh phân phối, Ngỗng lựa chọn 2 kênh là bán hàng trực tuyến (qua MXH facebook, website, các trang thương mại điện tử) và phân phối cho các cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, chỉ trong 1 tháng, Ngỗng đã bán được hàng chục tấn cam Chú Phúc dù giá cao hơn nhiều so với các mùa trước”, anh Bùi Ngọc Cường cho biết.

{keywords}
Sau 4 năm chuyển đổi sang mô hình trồng hữu cơ, vụ cam năm 2020, gia đình ông Hoàng Thọ Phúc thu hoạch 26 tấn cam Chú Phúc và được bán với giá cao hơn thị trường chung.

Ngoài cam Chú Phúc, Ngỗng đang đồng hành để xây dựng một số thương hiệu nông sản khác. Trên các kênh bán hàng online của Ngỗng đang bán các sản phẩm nông sản gồm: Gạo ST25 ruộng rươi do chính Ngỗng sản xuất, bột sắn dây Chú Hòa, mật ong nguyên chất đảo Bầu, cam Chú Phúc (vào dịp Tết). Ngoài ra là những sản phẩm chế biến từ những sản phẩm thô xuất phát tại các vùng nguyên liệu của Ngỗng từ bột sữa hạt Đòng Đòng, dấm gạo lứt (với gạo non từ ruộng rươi của Ngỗng)... Sản phẩm chế biến sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm, đồng thời hướng tới các thị trường nước ngoài.

“Sự hiệu quả của mỗi mô hình nhỏ là minh chứng rõ nhất để những người nông dân khác trong vùng họ nhận thấy giá trị và mong muốn làm theo”, anh Cường chia sẻ quan điểm của Ngỗng trong dự án “Vườn đồng hành”.

Ngay từ trước khi có dịch Covid-19, Ngỗng đã định hướng tập trung bán hàng online. Nhờ vậy, giúp giảm chi phí vận hành cửa hàng, quản lý nhân viên. Với định hướng này, ngay cả trong cao điểm của dịch bệnh, mức tiêu thụ của Ngỗng vẫn tăng mạnh với doanh thu tăng 20% so với năm ngoái. 

Ngoài bán hàng trên MXH Facebook, Ngỗng còn tham gia các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Vinid, F99, Vỏ Sò,... Việc đa dạng các sàn giúp Ngỗng tiếp cận dễ dàng hơn đến người tiêu dùng, đồng thời, đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường. Sắp tới, Ngỗng còn định hướng bán hàng thông qua livestream và Tiktok. 

Nhờ có nhãn hiệu, tem nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ, giá bán sản phẩm luôn ổn định và cao hơn khoảng 10% so với khi chưa có nhãn hiệu. Việc có thương hiệu cũng nhằm hướng tới mở rộng thị trường, có mặt tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và xuất khẩu nông sản ra nước ngoài.

Đáng chú ý, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể còn giúp các hợp tác xã, nông dân thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang theo chuỗi khép kín, bảo đảm an toàn thực phẩm.

 Tuân Nguyễn

Nữ cử nhân làm rượu vang từ đặc sản khoai lang tím

Nữ cử nhân làm rượu vang từ đặc sản khoai lang tím

Thời điểm dịch bệnh căng thẳng, khoai lang tím của bà con không tiêu thụ được, nữ cử nhân Đại học Kinh tế TP.HCM Trương Thị Xuân Hòa (Bình Định) đã tìm tòi phát triển sản phẩm rượu vang từ đặc sản khoai lang tím cho kết quả bất ngờ

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.

1 triệu ha lúa chất lượng cao thu 9 triệu tấn gạo: Chưa trồng đã đắt khách mua

Trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL vẫn là đề án đang trong quá trình hoàn thiện của Việt Nam. Khi hay tin nước ta sẽ có 9 triệu tấn gạo chất lượng cao, nhiều quốc gia muốn đặt mua đơn hàng lớn.

Khách sạn ồ ạt rao bán dù khách du lịch tăng cao

6 tháng đầu năm, mặc dù lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng trưởng ấn tượng nhưng các cơ sở lưu trú vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí khách sạn 4-5 sao tại các trung tâm du lịch còn bị rao bán hàng loạt.