Bất ngờ về bà chủ nhà hàng xinh đẹp nơi đông khách nước ngoài lui tới, nhận người làm câm điếc

Nhìn người phụ nữ nhỏ bé có nụ cười tươi tắn, phải sử dụng nạng để di chuyển, ít ai biết chị là chủ của một nhà hàng đồ ăn Tây ở Đà Nẵng và đang giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn khác.

Chị là Hồ Thị Phương Thảo, sinh năm 1981, quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Năm 6 tuổi, chị không may bị tai nạn khiến chân chị bị nhiễm trùng. Tuổi thơ của chị Thảo là chuỗi ngày đằng đẵng trong bệnh viện để chữa trị vì vết thương tái phát liên tục. Bệnh tật, ở viện nhiều hơn ở nhà khiến chị không có cơ hội để đến trường. Nhờ có bố mẹ là giáo viên nên chị được chỉ dạy cách đọc, viết, tính toán. Sách là cả thế giới của chị lúc đó.

{keywords}
Chị Hồ Thị Phương Thảo, chủ nhà hàng Happy Heart

Đến năm 2001, do nhiễm trùng quá nặng, bác sỹ quyết định cắt một phần đôi chân của chị, từ đó cuộc đời chị gắn bó với đôi nạng.

Bước ngoặt của cuộc đời chị khi quyết định ra Đà Nẵng tìm việc làm. Chị Thảo nhớ lại: “Trở về nhà sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đôi chân, tôi đã rất đau buồn. Vô tình nghe mọi người nói từ nay con Thảo sẽ là gánh nặng của ba mẹ nó suốt đời, tôi càng thương ba mẹ hơn, không muốn điều họ nói là thật nên lấy đó làm động lực.

Khi có một tổ chức hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tôi đã đăng ký ngay. Mặc dù không biết ra Đà Nẵng sẽ làm gì nhưng tôi vẫn muốn đi để tìm việc làm, kiếm tiền lo cho bản thân”.

Ra Đà Nẵng, chị bắt đầu cuộc sống tự lập, làm tất cả mọi việc. Chị xin vào làm tại tiệm bánh, cafe của cô chú người nước ngoài, đây cũng là nơi có nhiều người câm điếc, khiếm thính làm việc.

{keywords}
Anh Phan Tài Toàn (sinh năm 1979), bị câm điếc bẩm sinh. Anh có nhiều năm làm việc cùng chị Thảo. Anh Toàn có thể vừa phục vụ, thu ngân, kiêm đầu bếp.

Ban đầu chị được phân công giao thực đơn cho khách, nhận gọi món. Sau đó, chị được giao chăm sóc khách hàng, đào tạo nhân viên, kết nối với người nhà của các bạn nhân viên câm điếc…Trong thời gian làm việc tại đây, chị Thảo đã tự mày mò học tiếng Anh và ngôn ngữ ký hiệu của người câm điếc.

Năm 2015, vợ chồng chủ nhà hàng quyết định trở về nước và sang nhượng lại cho chủ mới. Tuy nhiên, chủ mới muốn thay đổi lại mô hình khiến những nhân viên khuyết tật như chị đứng trước nguy cơ mất việc.

Không muốn mọi người bị thất nghiệp, chị tìm đến một người bạn Canada và được anh đồng ý mở nhà hàng với mô hình như trên để tạo việc làm cho người khuyết tật, câm điếc. Happy Heart chính thức ra đời từ đó và chị Thảo được anh tin tưởng giao quản lý nhà hàng.

{keywords}
Nhà hàng được nhiều khách nước ngoài ghé qua sử dụng dịch vụ

Sau hơn 2 năm hoạt động khá suôn sẻ, đối tác của chị cũng muốn bán lại Happy Heart để về nước, một lần nữa không muốn bỏ rơi các bạn nhân viên và tâm huyết của mình trong bao nhiêu năm qua nên chị Thảo dùng toàn bộ số tiền tích cóp, vay mượn bạn bè để mua lại nhà hàng và trở thành bà chủ của Happy Heart.

Cuối năm 2019, chị chuyển nhà hàng về khu phố Tây An Thượng (quận Ngũ Hành Sơn) để kinh doanh.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nhà hàng của chị Thảo có 15 nhân viên làm việc, hầu hết là người câm điếc. Điều đặc biệt là những người câm điếc được chị đào tạo, giao các công việc chính, gồm 4 đầu bếp, 2 người làm bánh mì, 2 người pha cafe.

“Tôi ưu tiên đào tạo các bạn câm điếc vì muốn các bạn có nghề, dù không làm ở đây thì các bạn vẫn có thể đi làm việc ở chỗ khác hoặc mở một tiệm bánh ngọt, quán cafe nhỏ của riêng mình”, chị Thảo cho hay.

Theo chị Thảo, việc đào tạo, hướng dẫn các bạn câm điếc, khiếm thính gặp rất nhiều khó khăn bởi các bạn ít có điều kiện để được học bài bản và việc tiếp nhận thông tin bị hạn chế. Để các bạn tuân thủ nguyên tắc, nề nếp, phong cách làm việc chuyên nghiệp cần mất nhiều thời gian.

{keywords}
Nhân viên của nhà hàng đều là người khuyết tật

“Đổi lại, các bạn rất chăm chỉ, luôn dành hết tình yêu khi chế biến món ăn cho khách. Sau khi khách ăn, các bạn luôn nhờ tôi hỏi khách cảm nhận như thế nào, có vừa lòng không”, chị Thảo cười nói.

Rồi khó khăn nữa khi có một số vị khách lần đầu đến quán, không biết nhân viên bị điếc, gọi nhưng nhân viên không nghe thấy nên phàn nàn với thái độ phục vụ. Những lúc như vậy chị Thảo luôn có mặt để hỗ trợ, giải thích cho khách hiểu.

“Nhiều người cũng hỏi tôi tại sao không làm thông báo nhà hàng có người câm điếc làm việc để khách biết, ủng hộ nhưng tôi không làm vậy vì muốn các bạn câm điếc, khiếm thính nhận ra được giá trị riêng của các bạn, để các bạn nỗ lực đứng trên đôi chân của chính mình.

Hơn nữa, khi khách vào tôi không muốn khách hàng cảm thấy như đang hỗ trợ từ thiện, mà không quan tâm món ăn ngon hay dở. Tôi muốn họ đến và trải nghiệm đích thực, ăn những món ăn ngon, dịch vụ, phục vụ như những chỗ khác”, chị Thảo cho hay.

Dịch Covid-19 bùng phát, chị Thảo vẫn cố gắng cầm cự, duy trì. Chị chấp nhận lỗ để các nhân viên câm điếc có việc làm.

{keywords}
2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh, chị Thảo vẫn chấp nhận lỗ, duy trì nhà hàng để những người khuyết tật có việc làm. 

“Dù nhìn xung quanh bao nhiêu nhà hàng đóng cửa, tôi vẫn có niềm tin là mình sẽ vượt qua được. Tôi cứ nghĩ cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn thì nhà hàng mình mạnh mẽ hơn.

Dịch Covid-19 khiến người nước ngoài về nước, nhà hàng bị mất đi một lượng khách lớn nhưng số khách mới cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Nhiều khách cách xa vài chục km, ở tận resort trong Quảng Nam cũng liên hệ đặt hàng món ăn. Bạn bè, khách hàng luôn quan tâm, ủng hộ nên mình có động lực để bước tiếp”, chị Thảo tâm sự.

Nói về kế hoạch sắp tới, chị Thảo cho biết, chị sẽ mở rộng lò bánh mì để đào tạo, giúp đỡ nhiều bạn khuyết tật hơn. Chị hi vọng, Happy Heart sẽ trở thành mái nhà cho các bạn khuyết tật, giúp các bạn học nghề, kỹ năng, ngôn ngữ giao tiếp để có thể hoà nhập với xã hội.

“Thành công của tôi không phải là nhà hàng có nhiều tiền mà chính là giúp các em nhân viên có kỹ năng, mạnh mẽ, tự tin hơn khi đi ra ngoài, hoà nhập cộng đồng. Các em làm việc và thấy được giá trị của mình”, chị Thảo bày tỏ.

Diệu Thuỳ

Cô gái Việt ngồi quán cà phê khu nhà giàu Gangnam nhiều tháng ròng để học cách kiếm tiền ở xứ sở

Cô gái Việt ngồi quán cà phê khu nhà giàu Gangnam nhiều tháng ròng để học cách kiếm tiền ở xứ sở "Kim chi"

Chưa từng dùng mỹ phẩm, lại không sõi tiếng Hàn, không có vốn, cô gái Việt đã lân la tiệm cà phê nhiều tháng trời để tìm hiểu cách kiếm tiền của người Hàn Quốc để kinh doanh mỹ phẩm 

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.